Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phát thải bằng 0.
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội
|
Đánh giá cao Hoa Kỳ quay trở lại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu với những cam kết mạnh mẽ mà Tổng thống Joe Biden đã nêu tại Phiên khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh phát thải bằng không là xu thế tất yếu và là mệnh lệnh cấp bách để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C. Bởi hiện nay, biến đổi khí hậu là thách thức rất lớn đối với sự tồn vong của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cùng với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng bằng sông Cửu Long, vựa nông sản lớn, nơi sinh sống của hơn 20 triệu người, đang bị nước biển dâng gây hậu quả nặng nề, nhất là vào cuối thế kỷ này.
"Việt Nam là một nước đang phát triển chỉ mới bắt đầu công nghiệp hóa trong ba thập kỷ qua, nhưng Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung toàn cầu. Chúng tôi đã sớm gửi Liên Hợp Quốc đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) và đưa NDC vào Luật để tổ chức thực hiện nghiêm túc. Đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, chúng tôi cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương, đa phương.
Việt Nam sẽ tiếp tục giảm rất mạnh điện than; tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng nguồn cung sơ cấp vào 2030 và đạt 30% đến 2045; mức độ phát thải trên tổng GDP đến 2030 giảm gần 15% và phát thải khí Mê-tan trong sản xuất nông nghiệp giảm đến 10%. Từ đầu tháng 4/2021, Việt Nam triển khai chương trình trồng một tỉ cây xanh đến 2025, điều này sẽ hấp thụ 2-3% lượng phát thải vào 2030" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước cần phải có lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh công bằng và bao trùm, bình đẳng về cơ hội. Cùng với đi đầu trong các cam kết mạnh về giảm phát thải, các nước phát triển cần tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, về tài chính, phát triển công nghệ mới và năng lượng xanh. Theo đó, Việt Nam mong nhận được hỗ trợ từ kế hoạch tài chính khí hậu quốc tế của Hoa Kỳ và nhiều cơ chế tài chính quốc tế khác, kể cả từ các công ty, tập đoàn quốc tế.
(Theo VTV)
Ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri của nước Việt Nam thống nhất nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất, đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
Sáng 23/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định ưu tiên của Việt Nam là thắt chặt và củng cố đoàn kết, tương trợ với các quốc gia thành viên ASEAN...
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.