Cần có biện pháp giúp cho giới trẻ dùng mạng xã hội tích cực, an toàn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/10/2022 | 4:48:12 PM

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh cho biết các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục định hướng để biết cách khai thác thông tin tích cực trên các mạng xã hội.

Đại biểu Quốc hội phát biểu. (Ảnh minh họa)
Đại biểu Quốc hội phát biểu. (Ảnh minh họa)

Sáng 28/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 4, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu) cho biết mạng xã hội ra đời đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, hành vi của các tầng lớp xã hội, trong đó có lực lượng trẻ, đây là một trong những nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất.

Theo đại biểu Lê Thị Ngọc Linh, hiện nay, với lý do sử dụng mạng xã hội có tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, dùng để kết nối với gia đình, bạn bè, người thân trên mọi miền Tổ quốc và là nguồn tìm kiếm thông tin hiệu quả cho người sử dụng. Nếu biết cách khai thác, sử dụng hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho con người nói chung và cho giới giới trẻ nói riêng, ngược lại, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt.

Bà Lê Thị Ngọc Linh đã nêu lại một số trường hợp, trong đó nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn, thách đố của nhóm thanh niên trên mạng xã hội dẫn đến hẹn nhau giải quyết ngoài đời thực, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Để từng bước nâng cao tích cực và hạn chế tiêu cực của mạng xã hội đến sự phát triển nhân cách là lối sống của giới trẻ hiện nay, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh kiến nghị một số giải pháp. Theo đại biểu cần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục định hướng để biết cách khai thác thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội; giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng và kiểm soát hành vi, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân nào.

Cùng với đó là thực hiện nghiêm túc Quyết định số 874 ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin Truyền thông ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với mạng xã hội, nhất là thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với mạng xã hội, để làm sao kẻ xấu không có cơ hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội, qua đó giúp cho giới trẻ sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực, an toàn, hướng đến các giá trị chân-thiện-mỹ, hình thành thói quen sống tích cực, lành mạnh, có hành động đẹp…

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh cho rằng các cơ quan có trách nhiệm cần có những chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội.

Đáng chú ý, theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, các mạng xã hội lớn được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng là các nền tảng như Youtube với tỷ lệ đến 92%, Facebook tỷ lệ sử dụng là 91,7%, tiếp đến là Zalo 76,5%...

Hiện nay, trong hơn 30 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam thì có khoảng 87,5% sử dụng các mạng xã hội nằm trong độ tuổi từ 15-34 tuổi, chiếm khoảng 71% và thời điểm giới trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình là 5h/ngày.

Qua số liệu cho thấy, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội, đó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nghiện mạng xã hội đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sức khỏe.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 diễn ra sáng 28/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã giải đáp nhiều nội dung đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận ngày 27/10 về các chính sách và kết quả thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thị trường lao động vẫn còn những điểm hạn chế nhất định như thiếu cục bộ nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp, lao động phi chính thức còn chiếm tỷ lệ cao.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn đặt câu hỏi, hiện nay tại một số nơi người nông dân vẫn giữ đất rồi bỏ hoang, trong khi doanh nghiệp thì thiếu đất sản xuất, kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là tại sao quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất lại diễn ra chậm chạp như vậy?

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cùng đồng chí Khăm-khẳn Chăn-thạ-vi-xúc - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Luông pha-bang trao đổi, nghiên cứu một số hoạt động để hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới.

Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chiều nay - 27/10, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đã đến chào xã giao đồng chí Khăm-khẳn Chăn-thạ-vi-xúc - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Luông pha-bang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục