Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Cơ bản đạt các tiêu chí nước công nghiệp vào năm 2030

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/12/2022 | 2:31:03 PM

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho hay nghị quyết trung ương đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Ông Trần Tuấn Anh
Ông Trần Tuấn Anh

Sáng 6-12, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã truyền đạt nghị quyết "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa XIII.

Kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hóa

Theo ông Tuấn Anh, nghị quyết đã khái quát nhiều kết quả về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được rất quan trọng. 

Trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 25%, đạt khoảng 3.517,4 USD.  

Tuy nhiên nghị quyết chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua như mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không hoàn thành với nhiều tiêu chí không đạt được.  

Thu nhập bình quân đầu người vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Nội lực của nền kinh tế còn yếu, năng lực độc lập, tự chủ thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài... 

"Yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là vô cùng quan trọng, đảm bảo thành công của chúng ta trong phát triển", ông Tuấn Anh nêu.

Một hạn chế khác, theo ông Tuấn Anh, là tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm; có nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 

Đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt các tiêu chí của nước công nghiệp

Ông Trần Tuấn Anh chỉ rõ nghị quyết đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao...  

Trên cơ sở đó trung ương đưa ra tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.

Để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, nghị quyết đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Nghị quyết xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo ra sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế... 

Giai đoạn 2031 - 2045, tập trung nâng cao chất lượng công nghiệp hóa và đẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Nghị quyết yêu cầu xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng. 

Trong đó thống nhất cao cần tập trung xây dựng, triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045)... 

Nghị quyết chỉ rõ các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đủ mạnh để phát triển, tránh dàn trải như đối với ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Cụ thể bao gồm công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gene, dược phẩm và các chế phẩm sinh học).

Công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa; công nghiệp văn hóa... 

Nghị quyết tiếp tục đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách đất đai, tín dụng, tài chính, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách đột phá để thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn...

Ông Trần Tuấn Anh thông tin Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM theo tinh thần làm sao các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước phát huy được vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thời gian tới, theo ông Tuấn Anh, các cơ chế, chính sách cho địa phương cần được rà soát, thống nhất, nghiên cứu hoàn thiện. Đồng thời cần có những cực tăng trưởng, vai trò của trung tâm lớn để đóng góp vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(Theo TTO)

Các tin khác

Ngày 6/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Ngày 6/12, đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh nhân kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2022).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk-yeol tại buổi hội đàm.

Lãnh đạo hai nước khẳng định Việt Nam và Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên tất cả các lĩnh vực; nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 10.

Từ ngày 8 - 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh sẽ diễn ra Kỳ họp thứ 10 (kỳ họp cuối năm 2022) - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh, các tổ đại biểu HĐND tỉnh và cơ quan liên quan đã tích cực trong công tác chuẩn bị các nội dung cần thiết để kỳ họp đạt chất lượng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục