Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung: Chính phủ cần sớm có hướng dẫn thực hiện thanh, quyết toán chi phí phòng, chống dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/1/2023 | 2:01:08 PM

YênBái - Tham gia về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội thống nhất tiếp tục thanh toán chế độ, chính sách cho người được điều động tham gia phòng, chống dịch của COVID-19 và chi phí phòng, chống dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu thảo luận ở tổ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu thảo luận ở tổ.


Theo đại biểu, đại dịch xảy ra tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có đất nước ta; và đây là đại dịch lần đầu tiên mà diện diễn biến rất rộng, khó lường. Tuy nhiên, chúng ta đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tham gia phòng, chống dịch. Rất nhiều các lực lượng từ công an, quân đội, đội ngũ y, bác sĩ và sự tham gia của người dân. 

Đại biểu cho biết, "Khi tham gia phòng chống dịch, chúng ta không màng đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà mục tiêu của chúng ta là làm sao để kiểm soát và phòng, chống dịch một cách tốt nhất. Do đó, tôi đề nghị Nhà nước cần phải có tiếp tục thực hiện các chế độ chi trả cho các đối tượng tham gia phòng, chống dịch”.

Tuy nhiên, qua giám sát một số địa phương thì việc thực hiện chi trả chế độ, chính sách còn khó khăn trong việc xác định đối tượng tham gia, khó khăn trong việc xác định ngày công tham gia của mỗi địa phương, cách thực hiện, cách tính quy định còn chưa thống nhất. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ cần sớm có hướng dẫn một cách thống nhất, rõ tiêu chí để dễ triển khai thực hiện thanh toán, quyết toán chi phí phòng, chống dịch cũng như để dễ kiểm tra, giám sát.

Khi tham gia vào quy hoạch tổng thể quốc gia, đại biểu Trung cho rằng đây là nhiệm vụ mới lần đầu tiên chúng ta triển khai thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Đối với nội dung định hướng và tổ chức không gian các ngành quan trọng, báo cáo lựa chọn các ngành ưu tiên, đại biểu cho rằng việc lựa chọn này còn dàn trải, chưa thể hiện được định hướng ưu tiên. 

Do đó, đề nghị cần rà soát, thu hẹp danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Đề nghị cân nhắc, nghiên cứu, xem xét gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp mang tính nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp khác, quy hoạch công nghiệp gắn với các ngành mang lại giá trị cao, các ngành kinh tế mới như kinh tế số. 

Đối với định hướng phát triển và phân bổ không gian các ngành dịch vụ, đại biểu Trung đề nghị là cũng rà soát làm rõ quy hoạch, định hướng phát triển trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. "Báo cáo của Chính phủ mới đề cập hai ngành quan trọng là đến du lịch và thương mại. Tôi đề nghị bổ sung làm rõ thêm đối với quy hoạch trong lĩnh vực dịch vụ tài chính” - ông Trung nêu ý kiến.

Về danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện, trong báo cáo của Chính phủ đang thể hiện danh mục các dự án quan trọng quốc gia gồm 38 chương trình, dự án. Tuy nhiên, đều mang tính định hướng chung, chưa dự kiến về thời gian, quy mô hay nguồn lực, chưa xác định thứ tự ưu tiên, chưa làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa, vai trò, tác động đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, tầm nhìn, quy mô, tầm chiến lược quốc gia, liên kết vùng.

Đồng thời việc xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, đại biểu cho rằng phải phù hợp với khả năng bố trí nguồn kinh phí, đặc biệt là nguồn lực đầu tư công, nguồn lực xã hội hóa và việc bố trí cần phải đảm bảo tập trung, tránh dàn trải, lãng phí.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát nên giới hạn số lượng và xác định được thứ tự ưu tiên để đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện, bảo đảm chất lượng dự án, thể hiện được tầm nhìn, quy mô chiến lược liên kết vùng, phát triển các hành lang kinh tế vùng, động lực quốc gia. 

Về giải pháp về huy động vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, báo cáo cần nghiên cứu sâu, phân tích kỹ hơn về nội dung này. Có thể nói quy hoạch xây dựng có tốt bao nhiêu đi chăng nữa thì nguồn lực để thực hiện quy hoạch này mới là quan trọng.

Theo báo cáo của Chính phủ để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong giai đoạn 2021- 2030 dự kiến cần khoảng 48,3 triệu tỷ đồng con số này gấp ba lần so với giai đoạn 10 năm trước giai đoạn 2011- 2020. Đây là con số rất lớn, do đó cần phải tính toán thật kỹ để đảm bảo tính khả thi trong việc huy động nguồn lực.

Cho rằng các giải pháp để huy động nguồn lực này trong báo cáo của Chính phủ cũng chưa đề ra giải pháp mang tính đột phá; hầu hết những cơ chế chính sách hay các giải pháp huy động nguồn lực đều đang triển khai trong giai đoạn hiện nay, đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ việc huy động khả năng huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch này. 

Quang Tuấn - Hoàng Sâm (lược ghi)

Tags Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung chính sách hỗ trợ COVID-19 quy hoạch tổng thể kỳ họp bất thường Quốc hội

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ sáng 6/1.

Sáng nay - 6/1, thảo luận ở tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị không nên để kéo dài thêm thời gian phê duyệt đối với quy hoạch này.

Ngày 6/1/1946 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gách vác công việc nước nhà.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ngày 5/1

Sáng 6/1, Quốc hội thảo luận ở tổ về nhiều vấn đề quan trọng. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy cùng các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ triển khai dự án xây dựng đường trục chính phường Tân An.

Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 1/11/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022 là cơ sở hết sức quan trọng để các cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị bám sát, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bằng tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực, Yên Bái hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục