Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/5/2023 | 10:43:11 AM

YênBái - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia phiên thảo luận với đề xuất 2 chuyên đề giám sát của Quốc hội năm 2024.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia thảo luận tại hội trường sáng 27/5
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia thảo luận tại hội trường sáng 27/5

Cụ thể, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề xuất 2 chuyên đề giám sát của Quốc hội năm 2024 như sau:

Đối với Chuyên đề 1: Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan, đại biểu Nguyễn Quốc Luận cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động năng nề do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nghị quyết số 43 của Quốc hội được ban hành và triển khai thực hiện là một dấu ấn đột phá, chưa có tiền lệ, góp phần rất quan trọng để phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng của khu vực và thế giới về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: việc triển khai thực hiện Nghị quyết còn chậm; nhiều chính sách quan trọng kết quả đạt được còn thấp so với mục tiêu đặt ra (ví dụ: chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, việc triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình…).

Đối với các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, việc triển khai các nghị quyết này là một điểm sáng, một bước đột phá, thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Hàng loạt dự án quan trọng quốc gia được khởi công mới, một số đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn sau đại dịch. Bên cạnh đó, cũng còn những mặt tồn tại hạn chế như: tốc độ giải ngân một số dự án còn chậm; nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư, các nhà thầu chưa được tháo gỡ kịp thời…

Do vậy, đại biểu đề nghị rất cần sự giám sát tối cao của Quốc hội đối với chuyên đề này để có sự đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, làm rõ được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân, rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được những giải pháp khả thi cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để bảo đảm hoàn thành toàn diện các mục tiêu  theo các nghị quyết Quốc hội đã đề ra.

Chuyên đề 2- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập từ khi ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan: đại biểu đánh giá, qua 5 năm thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, như: Chính phủ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực sắp xếp, giảm số lượng lớn đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng người làm việc có hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng tỷ lệ tự chủ, tăng số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; chất lượng dịch vụ sự nghiệp công tiếp tục được nâng lên…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện chủ trương này vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc như: việc triển khai thực hiện Nghị quyết ở nhiều nơi chưa quyết liệt, kết quả đạt được không đồng đều. Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi. 

Còn nhiều nội dung chưa được triển khai thực hiện, hoặc triển khai rất chậm như: việc rà soát, ban hành đề án vị trí việc làm, hệ thống hạng, ngạch viên chức, tháng bảng lương theo vị trí việc làm; việc ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, khung giá làm cơ sở để thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập; cơ chế  liên doanh, liên kết để huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm tăng cường khả năng cung ứng cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; việc chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện...

Do vậy, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị Quốc hội cần thực hiện giám sát chuyên đề này, để đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được, đặc biệt là chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Trước khi tiến hành thảo luận, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. 

Hoàng Sâm - Quang Tuấn (lược ghi)

Tags Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận thảo luận Chương trình giám sát Quốc hội

Các tin khác
Đồng chí Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh thăm và tặng quà động viên các nạn nhân bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh.

Sáng 23/4, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương, viếng và chia buồn với gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đang điều trị tại Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo tại lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Sáng 22/4, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã dự khai mạc lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT (lớp 1) do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức.

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái, ngày 23/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình cùng các ban của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát tại thị xã Nghĩa Lộ.

Sáng nay - 23/4, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm viếng, động viên các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục