Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng cho lấy phiếu tín nhiệm

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2023 | 7:32:32 AM

“Quốc hội nghiên cứu sửa Nghị quyết 85/2014/QH13 để có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng, chặt chẽ cho công tác lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND”.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An.

Một trong những nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 5 là việc Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) theo trình tự, thủ tục rút gọn để thay thế Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo trong phiên làm việc chiều mai (30/5) trước khi các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ. Nội dung này được thảo luận hội trường vào chiều 9/6 và xem xét biểu quyết thông qua chiều 23/6.

"Quốc hội nghiên cứu sửa Nghị quyết 85 để có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng, chặt chẽ cho công tác lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND” - Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhấn mạnh, đồng thời cho biết dự thảo được Ban Công tác đại biểu chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với những kết luận cụ thể để tiếp tục hoàn thiện quy định.

Việc xây dựng dự thảo nghị quyết này nhằm kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật trong bối cảnh các năm gần đây Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số luật có nội dung liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần phải khắc phục kịp thời. Như trước đây chỉ quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhưng không quy định rõ về thời hạn thực hiện, dẫn đến việc tùy nghi, không đồng bộ, thống nhất trong cả nước. Hay biểu mẫu báo cáo kết quả công tác của người được lấy phiếu tín nhiệm còn chung chung, chưa cụ thể nên khó khăn cho đại biểu trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm 

Ông Trịnh Xuân An cho biết, Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Quy định số 96 của Bộ Chính trị với nhiều điểm mới cho thấy sự quyết liệt, trực tiếp của lấy phiếu tín nhiệm đối với đánh giá cán bộ, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; tạo sự lan tỏa, nhất là sau khi Ban Chấp hành Trung ương lấy phiếu tín nhiệm với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII tại hội nghị giữa nhiệm kỳ vừa qua.

Đánh giá việc trình Quốc hội dự thảo nghị quyết tại Kỳ họp thứ 5 là sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, bám sát Quy định 96, ông Trịnh Xuân An cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sẽ có sức lan toả, tạo dấu ấn nhất định vì thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Ở góc độ một đại biểu Quốc hội - người sẽ đại diện cử tri thảo luận, thông qua nghị quyết cũng như trực tiếp bỏ lá phiếu thể hiện chính kiến, ông Trịnh Xuân An bày tỏ quan tâm khâu chuẩn bị để đại biểu có thông tin đầy đủ nhằm đánh giá sát, đúng, đầy đủ, chính xác với đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, tránh ý kiến cho rằng thiếu khách quan, cảm tính.

"Đánh giá công tâm, khách quan, đầy đủ, toàn diện mà không có ai rơi vào "vùng nguy hiểm” thì tốt. Giả sử vị trí nào có nhiều "tín nhiệm thấp” thì cũng là đánh giá sát của Quốc hội. Với cách làm việc của Quốc hội hiện nay là công tâm, khách quan, sát sao với hoạt động của các vị trí do Quốc hội bầu, phê chuẩn thì việc chuẩn bị tốt giúp đánh giá đầy đủ và chính xác” – ông Trịnh Xuân An nói.


Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.

Cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trước hết điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội đối với người được bầu, phê chuẩn giữ chức vụ; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Theo ông, người được lấy phiếu nếu có tín nhiệm cao thì cần tiếp tục phát huy, tín nhiệm chưa cao phải soi lại mình để làm sao thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao phó.

"Lấy phiếu tín nhiệm là yếu tố thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, để lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng tốt hơn, là cơ sở rất tốt cho thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của nhiệm kỳ” - ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Vị đại biểu này cũng cho biết, Quốc hội sẽ thảo luận kỹ để hoàn thiện quy định trước khi ban hành. Bên cạnh trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thì quan trọng là kênh thông tin, có căn cứ định lượng để đánh giá khách quan, chính xác đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm.

Theo quy định, Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Fidel castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba, thị sát Căn cứ quân sự Tân Lâm-Dốc Miếu trên Hàng rào điện tử McNamara, bị quân và dân miền Nam phá hủy (ngày 15/9/1973).

Trong cuốn sách: Tối mật: Những người Cuba trên đường Hồ Chí Minh (xuất bản năm 1990 tại La Habana), Đại sứ Cuba tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Raúl Valdés Vivó cho biết ý tưởng thăm Việt Nam nảy sinh trong dịp Chủ tịch Fidel castro đón tiếp phái đoàn cấp cao Việt Nam tại La Habana vào đầu năm 1970.

Đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt Nam - Cuba đã đến đặt hoa tưởng niệm Lãnh tụ Fidel castro tại Công viên Fidel.

Kỷ niệm 50 năm lãnh tụ Fidel castro thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, Đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba và Việt Nam đã đến tưởng niệm Lãnh tụ Fidel castro tại Công viên Fidel ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị).

Hội nghị lấy ý kiến góp ý tham gia vào Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Ngày 26/9, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý tham gia vào Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có lãnh đạo, cán bộ TAND tỉnh và đại biểu Quốc hội tỉnh.

Lãnh đạo thành phố Yên Bái kiểm tra việc thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai tại phường Nguyễn Thái Học

Thành phố Yên Bái đã có 16/31 chỉ tiêu hoàn thành theo Chương trình 135 của Tỉnh ủy,; 5/31 chỉ tiêu đạt trên 75% kế hoạch; 4/31 chỉ tiêu đạt từ 50 – 74,6% kế hoạch và 6 chỉ tiêu chưa tính kết quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục