Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/8/2023 | 2:26:00 PM

Ngày 2-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" - đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án hội nhập quốc tế.

Sau 10 năm thực hiện đề án về hội nhập quốc tế, Thủ tướng đã đánh giá có ba chuyển biến lớn mà kết quả triển khai nghị quyết đã mang lại. 

3 chuyển biến lớn trong hội nhập quốc tế

Trước hết đó là sự chuyển biến lớn về nhận thức, hội nhập đã trở thành "sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị", thực sự trở thành "định hướng chiến lược lớn". 

Tiếp đó là chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Từ những chuyển biến trên đã mang đến những kết quả rất rõ nét trong nâng cao vị thế, tiềm lực đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế...

Đến nay Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ và tạo ra mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.

Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. 

Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730 tỉ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỉ USD...

Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao. Vai trò của Nhà nước có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế.

Cùng với đó, mức độ vươn ra thế giới, tỉ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. 

Nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi. 

Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội; liên kết giữa các vùng, miền trong nước chưa đạt như kỳ vọng.

Người đứng đầu Chính phủ nêu những bài học kinh nghiệm lớn gồm: coi hội nhập quốc tế thực sự là vấn đề chiến lược. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả. Triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm... 

Cần cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho rằng trước hết cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Bao gồm: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không". 

Bao gồm không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Mục tiêu là đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

"Đây là thời điểm để tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước", Thủ tướng nêu. 

(Theo TTO)

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước kiểm tra tuyến đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh, huyện Lục Yên.

“Giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” là một trong những đổi mới mạnh mẽ về tư duy, thể hiện sự sáng tạo, đột phá trong phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy và cũng là một trong những cách làm hay của Yên Bái trong thời gian qua.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhân dân xã Đồng Khê nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Điểm nổi bật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện thời gian gần đây là triển khai Quyết định số 217-218/QĐ-TW của Bộ Chính trị về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở.

Một góc Hà Nội (Ảnh: VTC News)

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (2008-2023), Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một Thủ đô văn minh, hiện đại, là động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục