Tổng thống Mông Cổ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/11/2023 | 2:11:29 PM

Trưa 1/11, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Tổng thống nước Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong các ngày 1-5/11
Tổng thống nước Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong các ngày 1-5/11

Đón đoàn tại sân bay Nội Bài có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm cùng một số cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao.

Phía Mông Cổ có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav cùng một số cán bộ Đại sứ quán Mông Cổ tại Hà Nội.

Tháp tùng Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Phu nhân có Phó Chủ tịch Quốc hội, Nghị sỹ Quốc hội Saldan Odontuya, Chánh văn phòng Tổng thống Yangug Sodbaatar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Batmunkh Battsetseg, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Jadamba Enkhbayar cùng nhiều cán bộ cấp cao khác của nước này. 

Theo chương trình, chiều 1/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ chủ trì lễ đón chính thức và có cuộc hội đàm với Tổng thống nước Mông Cổ ngay sau đó. 

Ngày 2/11, Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh dự kiến tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ. Cùng ngày, ông sẽ đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Việt Nam và Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1954, có quan hệ hữu nghị truyền thống, thường xuyên giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau. Từ năm 1992, dù đã chuyển sang chế độ đa nguyên đa đảng, Mông Cổ vẫn coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

Trong tiếp xúc gần đây, Mông Cổ nhiều lần nhấn mạnh coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là đối tác quan trọng nhất tại khu vực Đông Nam Á, theo nhận định của Mông Cổ.

Việt Nam đang xem xét, nghiên cứu đề nghị của Mông Cổ về thiết lập khuôn khổ quan hệ mới Đối tác Toàn diện.

Về đầu tư, tính đến tháng 11/2019, Mông Cổ có 3 dự án đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ 96/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đạt 1,1 triệu USD. Các dự án này không thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam chưa có dự án đầu tư chính thức sang Mông Cổ, ngoài các dự án đầu tư trực tiếp của người Việt Nam tại Mông Cổ, dự kiến trên 10 triệu USD.

Năm 1996, hai bên ký Hiệp định về hợp tác thương mại. Trao đổi ngoại thương những năm 1994-1995 đạt 5-6 triệu USD và tăng trưởng nhanh, đạt 85 triệu USD vào năm 2022.

Trong đó Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là tân dược của Mekopharm, Bidipharm, Hậu Giang, Habaco, thuốc lá Sài Gòn, cà phê G7, phở khô, bia Saigon...

Hàng Mông Cổ xuất sang Việt Nam chủ yếu là cao ngựa bạch, thảm len lông cừu, các sản phẩm lông dê mịn, các sản phẩm làm từ da, găng tay da...

Hai bên đang nỗ lực triển khai mở rộng các mặt hàng hai bên có thế mạnh như nông sản, thủy sản, tiêu dùng của Việt Nam và các sản phẩm thịt gia súc, da giày của Mông Cổ.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái (thứ hai bên phải) và các đại biểu Quốc hội cùng trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bên lề phiên làm việc sáng 1/11.

Thảo luận tại hội trường sáng nay (1/11), đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) đề nghị rà soát lại hiệu quả của các chính sách về việc làm cho thanh niên, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ cho lao động thanh niên nói riêng, lao động nói chung làm việc trong khu vực phi chính thức; có cơ chế, chính sách trong thu hút thanh niên có trình độ vào làm việc trong khu vực lao động chính thức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 1/11, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (gọi tắt là Quy định 131).

Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc tại xã Lao Chải.

Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã có những giải pháp đồng bộ để thực hiện, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết số 37-NQ/TU, ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, trọng tâm là cấp ủy cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở giai đoạn 2021 - 2025" - trao đổi của đồng chí Giàng A Vừ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải với phóng viên Báo Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục