Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Công chứng (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/5/2024 | 11:52:45 AM

YênBái - Sáng 15/5, tại Toà án nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Công chứng (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có đại biểu Quốc hội tỉnh Triệu Thị Huyền; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Pháp chế, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh; lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh, các sở, ngành và đơn vị trực thuộc.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên do Toà án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự án Luật gồm 5 phần, 11 chương, 173 điều với 8 nội dung cơ bản, quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Dự án Luật cũng đưa ra 11 biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó, có 10 biện pháp xử lý chuyển hướng ở ngoài cộng đồng, 1 biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. 

Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm: các quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. 

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật này, đa số đại biểu đồng tình với sự cần thiết xây dựng dự án luật, việc ban hành Luật Tư pháp đối với người chưa thành niên là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. 


Bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia ý kiến vào 2 dự thảo luật tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham gia nhiều ý kiến về cả nội dung lẫn hình thức cho Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, tập trung vào một số vấn đề như cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật phù hợp với tên gọi; về quy trình xử lý chuyển hướng; mở rộng các trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục xử lý chuyển hướng; thành lập quỹ hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên; mức hình phạt và tổng hợp hình phạt; về rút ngắn thời hạn tố tụng; về tách vụ án hình sự…

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 chương, 78 điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm bớt 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng năm 2014. 

Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật, các đại biểu cơ bản nhất trí với các nội dung cơ bản và những điểm mới trong dự thảo. Đồng thời, cho ý kiến vào một số nhóm vấn đề: về những quy định chung, phạm vi hoạt động công chứng và thẩm quyền của công chứng viên; các hành vi bị nghiêm cấm; quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên; đào tạo nghề công chứng; hành nghề công chứng; quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, nhất là nghĩa vụ của công chứng viên liên quan đến bảo mật thông tin về công chứng; quy định về thành lập và hoạt động của phòng công chứng; thành lập và hoạt động của văn phòng công chứng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng; quy định các vấn đề liên quan đến thủ tục chung về công chứng cũng như thủ tục công chứng một số giao dịch cụ thể và vấn đề công chứng điện tử. 

Ngoài ra, các đại biểu cũng tham gia ý kiến vào các vấn đề như: cơ sở dữ liệu về công chứng; việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ phòng tư pháp cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã sang văn phòng công chứng; trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp trong ban hành chiến lược, định hướng phát triển ngành công chứng; vai trò tham gia quản lý nhà nước của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và việc gia nhập các tổ chức này của công chứng viên...


Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý, các nội dung tham gia vào Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Công chứng (sửa đổi). Các ý kiến sẽ được xem xét, tổng hợp để Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm cơ sở tham gia đóng góp tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20/5 đến 27/6/2024.

Chiều nay- 15/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Liên đoàn Lao động tỉnh.

Minh Huyền - Đức Toàn

Tags Đại biểu Quốc hội Luật Tư pháp người chưa thành niên Luật Công chứng kỳ họp thứ 7

Các tin khác
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ thôn Khéo Lẹng, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Sáng 15/5, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự sinh hoạt Chi bộ thôn Khéo Lẹng, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đoàn giám sát Ban Pháp chế - HĐND huyện Lục Yên giám sát chuyên đề tại xã Trung Tâm.

Sau 2 năm thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026”, HĐND các cấp huyện Lục Yên đã có những chuyển biến rõ rệt, thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Sáng 14/5, Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng lãnh đạo một số Ban của HĐND tỉnh đã có cuộc khảo sát thực tế về tiềm năng phát triển du lịch tại 2 xã Cát Thịnh và Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục