Quốc hội dành cả ngày thảo luận về sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2024 | 7:40:39 AM

YênBái - Quốc hội dành cả ngày 27/5 thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Đại biểu dự kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.
Đại biểu dự kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.

Theo chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, đầu giờ sáng 27/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Chiều cùng ngày, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến về 6 vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Vấn đề lớn đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, trước tiên là vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Ngoài ra, vẫn còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau về quy định đối tượng chủ hộ kinh doanh là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; những tác động của cải cách chính sách tiền lương; vấn đề về tài chính bảo hiểm xã hội.

Các đại biểu cũng quan tâm đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn đối với trường hợp vi phạm và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo trước kỳ họp, ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, đây là dự án luật rất khó, tác động đến đông đảo người lao động cũng như người nghỉ hưu.

Trong đó, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp đến cải cách tiền lương. Đây là vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thận trọng. Ủy ban Xã hội cũng đang phối hợp với các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, trình Quốc hội phương án tối ưu nhất để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Đại tá Nguyễn Đức Tăng, Ủy viên Đảng ủy, Phó Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trao giấy khen của Tổng cục và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy Z183.

Nhà máy Z183 vừa tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Sự kiện tổ chức đúng dịp diễn ra các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và không khí thi đua sôi nổi của cán bộ, công nhân viên, người lao động Nhà máy phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu 2024.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Ảnh: QH)

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (từ 27 - 31/5), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Ngày 25/5, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dự Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Yên Bái (lớp 2) tại Viện Quản trị và Công nghệ (FSB) thuộc Tập đoàn FPT do Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Viện tổ chức. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên phối hợp với Tập đoàn tổ chức lớp bồi dưỡng hình thức này.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, chủ trì thảo luận tổ.

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị xem xét thêm để có thể điều chỉnh chủ trương đầu tư liên quan đến hộ cận nghèo sẽ là đối tượng thụ hưởng của Dự án 1 hay điều chỉnh nội dung để đưa trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng của tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục