Sáng nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô sửa đổi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/6/2024 | 8:31:25 AM

Luật Thủ đô sửa đổi kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô văn hiến, văn hóa và văn minh của đất nước trong thế kỷ XXI.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Sáng nay (28-6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp.

Đây là "cơ hội vàng" định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai. Bên cạnh đó, thành phố nỗ lực triển khai đồng bộ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (vừa trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định) trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

"Đây là những quy định tạo triết lý, quan điểm, định hướng, không gian phát triển cho Thủ đô trong thời gian tới" - Chủ tịch Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh đây là một đạo luật riêng quy định cho Thủ đô Hà Nội, vừa là Thủ đô hành chính, vừa là một đô thị đặc biệt của cả nước. Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã quy định các cơ chế riêng, ưu đãi đặc thù, đặc biệt vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời cũng là các quy định giao trách nhiệm lớn cho Hà Nội trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù, nổi trội, ưu tiên và trách nhiệm kèm theo phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô.

Nhiều đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình, tán thành cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cho rằng dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý trước khi Quốc hội xem xét thông qua, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho biết bằng tất cả niềm tin và hi vọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này với những cơ chế đặc thù, chính sách đặc biệt sẽ tạo động lực để Hà Nội bứt phá, trở thành một Thủ đô tầm cỡ khu vực và thế giới.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô văn hiến, văn hóa và văn minh của đất nước trong thế kỷ XXI.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Lâu nay, khi nhắc đến hành vi cản trở báo chí tác nghiệp, dư luận thường nghĩ đến việc hành hung, đe dọa các nhà báo.

Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh trao hỗ trợ cho các hộ nghèo tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên.

Sáng 27/6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Yên Bái tổ chức trao kinh phí hỗ trợ thoát nghèo cho 25 hộ dân xã Tân Lập, huyện Lục Yên với tổng trị giá 110 triệu đồng.

Ngày 27/6, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra kết quả thực hiện Nghị định số 21 của Chính phủ về khu vực phòng thủ (KVPT) tại tỉnh Yên Bái.

100% đại biểu Quốc hội có mặt thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Chiều 27-6, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục