Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành các nghị định về tiền lương để thực hiện từ 1-7

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/7/2024 | 8:29:32 AM

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị định về tiền lương gồm mức lương cơ sở, tiền thưởng với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, để kịp thời thực hiện từ 1-7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 30-6 đã có công điện phân công bốn Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ giải quyết một số công việc cấp bách, trọng tâm.

Sớm có các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương

Theo đó, Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở, chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Bộ LĐ-TB&XH khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, dự thảo Nghị định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, dự thảo Nghị định về mức chuẩn trợ giúp xã hội.

Những văn bản này trình Chính phủ ban hành trong 30-6 để thực hiện từ 1-7-2024 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái còn được giao chỉ đạo Bộ KH&ĐT phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, trình Chính phủ chậm nhất trong ngày 5-7.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng, Luật Giá, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với các Luật, không để khoảng trống pháp lý.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được giao chỉ đạo Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Nội vụ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai, không để khoảng trống pháp lý.

Chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trình Chính phủ ký ban hành chậm nhất 30-6.

Đồng thời, Bộ này phải hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, dự thảo Nghị định quy định cơ chế phát triển dự án nhà máy khí sử dụng khí thiên nhiên. Các văn bản này trình Chính phủ ban hành trước 15-7.

Rà soát các vướng mắc trong quy định về đất đai, nhà ở

Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát tiến độ, kết quả việc triển khai các dự án, nội dung hợp tác trọng điểm trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, xác định các tồn tại, vướng mắc và chỉ đạo xử lý, bảo đảm kịp thời, hiệu quả trước 3-7.

Trong đó lưu ý với các nội dung như Nhà Quốc hội Lào, Bệnh viện hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, Dự án xây dựng Công viên Hữu nghị Lào-Việt tại thủ đô Viêng Chăn, các dự án kết nối giao thông, thủy điện, nhiệt điện than…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng ban hành Quyết định về danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7 trước 15-7.

Khẩn trương thực hiện quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết 82/2024, trình Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo do Lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng ban, một số Bộ trưởng là thành viên để chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương rà soát các vướng mắc trong các quy định pháp lý, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước…

(Theo PLO)

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức ra mắt cuốn sách

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Và ảnh hưởng của Đảng đã có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở một số cách tiếp cận để tỉnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xung quanh nghiên cứu khai thác hiệu quả hồ Thác Bà trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái. Ảnh: T.L

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái 79 năm trước ghi dấu ấn quan trọng trong ngày 30/6/1945, tại Đình Hiền Lương khi Xứ ủy Bắc Kỳ họp quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến tháng 9/1945, Trung ương quyết định giải thể Ban Cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ và thành lập Tỉnh ủy Yên Bái.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được củng cố, đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (Trong ảnh: Một góc trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái hôm nay.). Ảnh: K.T

Kể từ ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái đến nay, trong mỗi bước đường cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Yên Bái không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ tỉnh đã và đang ra sức quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, ngày 24/9/2023. (Ảnh: K.T)

Gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục