"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của truyền thống ngoại giao tâm công Việt Nam"

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2024 | 2:05:34 PM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều di sản trong công tác đối ngoại và ấn tượng với bạn bè quốc tế, theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 26/12/2013.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 26/12/2013.

"Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết.

"Nền ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu trong các bài viết, phát biểu về đối ngoại chính là sự phản ánh khái quát, trọn vẹn nhất những nội dung cốt lõi và xuyên suốt về triết lý, bản sắc, quan điểm, tư tưởng, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ cơ bản và phương thức triển khai của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam", Bộ trưởng Sơn cho hay.

Bản sắc đó là "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", kiên định nguyên tắc, nhưng sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt về sách lược, đoàn kết, nhân ái nhưng luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Trong nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại Việt Nam có Hội nghị đối ngoại toàn quốc và người đứng đầu Đảng viết một cuốn sách riêng về công tác đối ngoại "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'", thể hiện tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư đóng góp vào phát triển tư duy, lý luận và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 22/7, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Việt Nam không những đã tạo lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện mà còn nâng tầm, nâng cấp những khuôn khổ này lên tầm cao mới với những nội hàm mới. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác Chiến lược, Đối tác Chiến lược Toàn diện với toàn bộ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động đối ngoại lớn. Với các nước láng giềng Lào và Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm quy tụ, vun đắp cho quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt này, thể hiện rõ nhất là các cuộc gặp cấp cao nhất lãnh đạo ba Đảng sau 30 năm tại Hà Nội năm 2021 và 2023.

Với các nước lớn, những chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Trung Quốc năm 2022, Nga năm 2018 và Mỹ năm 2015, cũng như Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước đến Việt Nam năm 2023 và chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam hồi tháng 6 theo lời mời của Tổng Bí thư không chỉ mở ra chương mới trong quan hệ song phương, mà còn củng cố hơn nữa thế chiến lược của Việt Nam trong cục diện khu vực và thế giới.


Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trong cuộc phỏng vấn hôm 22/7.  

Quan hệ với các đối tác lớn, chủ chốt khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... và mở rộng quan hệ với các bạn bè truyền thống ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin... cũng được nâng tầm, nâng cấp, ngày càng bền chặt, hiệu quả.

"Với bạn bè quốc tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là hiện thân của truyền thống 'ngoại giao tâm công' của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý", Bộ trưởng nhấn mạnh. "Với phong cách giản dị, cởi mở, chân thành, với cách ứng xử ngoại giao vừa chuẩn mực vừa nghĩa tình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim, giành được cảm tình, sự mến phục lớn của các nhà lãnh đạo, nhân dân, bạn bè quốc tế".

"Tổng Bí thư để lại ấn tượng là nhà lãnh đạo có tấm lòng rộng mở, toát lên tư duy và tầm nhìn chiến lược, luôn thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc mình nhưng cũng luôn tôn trọng lợi ích của bạn bè quốc tế, luôn phấn đấu trên tinh thần 'phát huy điểm đồng, giảm thiểu khác biệt' để tìm kiếm mẫu số chung thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói thêm.

Nhiều bạn bè quốc tế nhìn nhận Tổng Bí thư như là "minh chứng" cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cho nước Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Sau mỗi lần tiếp xúc với Tổng Bí thư, lãnh đạo các nước càng thêm hiểu, tin cậy, gắn bó, yêu mến Việt Nam.

"Những hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Tổng Bí thư đã nâng ngoại giao cấp cao, ngoại giao nguyên thủ của Việt Nam lên tầm cao mới", Bộ trưởng khẳng định.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Người dân đăng ký viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau 18h hôm nay (25-7), Ban Tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel viết sổ tang

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trang trọng tại các cơ quan đại diện Việt Nam trải dài trên khắp các múi giờ. Tất cả đều cùng bày tỏ niềm tiếc thương, dành sự tri ân với Tổng bí thư trong sổ tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần đến thăm đền Ngọc Sơn (Hà Nội). Người đi ngoài cùng bên trái là PGS.TS Phạm Quang Long

PGS.TS Phạm Quang Long từng làm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Đại học (ĐH) Tổng hợp Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Khi sắp chuyển công tác thì bất ngờ ông nhận được tin nhắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) mời đến gặp. Trong cuộc gặp ấy, Bí thư Thành ủy Hà Nội muốn PGS.TS Phạm Quang Long về làm ở Sở Văn hóa Hà Nội.

Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục