Hôm nay 25/10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2024 | 8:21:20 AM

Trong chiều 25/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật này.

Quang cảnh phiên họp ngày 24/10/2024.
Quang cảnh phiên họp ngày 24/10/2024.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 25/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật này.

Cuối phiên họp sáng, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự. Nội dung này được tiếp tục vào đầu phiên họp chiều.

Trong chiều 25/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật này.

Theo Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được trình bày tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra tán thành với cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị tiếp tục kế thừa Luật Công chứng hiện hành quy định mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng chỉ là công ty hợp danh nhằm bảo đảm tính ổn định của loại hình tổ chức này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức, phù hợp với tính chất của dịch vụ công chứng là dịch vụ công nên yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ. Văn phòng công chứng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân do 1 công chứng viên làm chủ khó đáp ứng được yêu cầu này. Một số bất cập trong thực tiễn liên quan đến mô hình công ty hợp danh của Văn phòng công chứng đã được giải quyết bằng các quy định của dự thảo Luật về trách nhiệm và nghĩa vụ của công chứng viên khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

Nhiều ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về mô hình Văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân bên cạnh công ty hợp danh trên phạm vi cả nước hoặc quy định theo hướng: Loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được áp dụng đối với Văn phòng công chứng thành lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh. Quy định này có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập Văn phòng công chứng.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 26 (mở rộng) (Ảnh minh họa)

Ngày 24/10, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Quy định số 54 Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.

Chiều 24/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ chiều 24/10.

Chiều nay - 24/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Dự án Luật Dữ liệu. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu thảo luận.

Các đại biểu biểu quyết thông qua 7 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp.

Chiều 24/10, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Kỳ họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục