Thống nhất sửa “kỳ họp bất thường” thành “kỳ họp không thường lệ”

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/2/2025 | 3:47:47 PM

Thảo luận tại hội trường về dự thảo trước đó, nhiều đại biểu băn khoăn về tên gọi “Kỳ họp bất thường” và kiến nghị có cách gọi khác phù hợp hơn.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Quy định này thể hiện rõ trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua chiều nay 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Đại biểu trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nếu không vi phạm

Qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị cần xác định rõ cơ sở làm căn cứ quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội để tránh áp dụng tùy nghi, gây ảnh hưởng đến uy tín của đại biểu Quốc hội.

Cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung các trường hợp cụ thể để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.

Ngoài ra, có đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung thời hạn tạm đình chỉ và cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội phục hồi quyền lợi hợp pháp khi bị tạm đình chỉ không đúng hoặc bị oan sai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, quy định tại Điều 39 là nhằm cụ thể hóa Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị về căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do việc xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội có ảnh hưởng quan trọng đến đại biểu Quốc hội, nên cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thận trọng, cân nhắc kỹ, đúng quy trình, thủ tục, làm rõ căn cứ để xác định mức độ vi phạm của đại biểu Quốc hội trước khi có đề nghị đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Luật cũng quy định về việc đại biểu trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và được khôi phục lại các lợi ích hợp pháp khi có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không bị xử lý kỷ luật.

Điều 39 của luật vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ các trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.

Thứ nhất là khi Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can. Thứ hai, trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội đó.

Cạnh đó, Đại biểu Quốc hội được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

Trường hợp đại biểu Quốc hội bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

"Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật”, luật quy định.

Thống nhất sửa "kỳ họp bất thường” thành "kỳ họp không thường lệ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo trước đó, nhiều đại biểu băn khoăn về tên gọi "Kỳ họp bất thường” và kiến nghị có cách gọi khác phù hợp hơn.

Các ý kiến hoan nghênh việc Quốc hội tiến hành các kỳ họp không thường kỳ để kịp thời giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy vậy, cho rằng "gọi là kỳ họp bất thường nghe hơi căng”, do đó, sửa luật lần này "nên giải quyết dứt điểm tên gọi”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm và đã được nêu nhiều lần.

Do đó, trên cơ sở các phương án đề xuất của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về "Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp thành "Kỳ họp không thường lệ”.

Cụ thể, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.

Quốc hội bày tỏ thống nhất với quy định trên khi biểu quyết thông qua dự thảo luật.

(Theo VOV)

Các tin khác

Tiếp tục chương trình công tác tại huyện Lục Yên, chiều 17/2, đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dự sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 2 tại Chi bộ thôn Tông Rạng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.

Sáng 17/2, đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Yên về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 1 và tình hình Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của huyện Lục Yên.

Đại úy Hà Văn Vũ - cán bộ Đội an ninh, Công an thành phố Yên Bái thường xuyên đi cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Đảng ở trong tim” - tôi chọn tiêu đề cho bài viết của mình nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng. Gần một thế kỷ qua, biết bao thế hệ đảng viên trung kiên đã dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân, phong kiến, rửa nỗi nhục mất nước xây nền tự do, độc lập. Đảng ta đã vượt qua gian khó, lãnh đạo nhân dân xây dựng đời sống mới, no ấm hơn, giàu mạnh hơn, công bằng, dân chủ, văn minh hơn để “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”, như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định và “Đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã ký quy định số 232 quy định thi hành Điều lệ Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục