Hội thảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp”
- Cập nhật: Thứ ba, 2/12/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ngày 2/12/2008 tại Yên Bái, Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo định hướng cải cách tư pháp”.
|
Dự và chỉ đạo Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Văn Hiện - Uỷ viên TƯ Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TƯ; Lê Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái cùng đại diện các ban, ngành TƯ, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp 8 tỉnh miền núi phía bắc gồm: Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn và Yên Bái.
Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị xác định phải tổ chức các cơ quan tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại, trong đó Toà án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Nhiệm vụ đặt ra là cần tập trung làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của toà án nhân dân, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử đối với công tác tư pháp...
Trên tinh thần đó, Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó, tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về mô hình hợp lý trong việc tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, chức năng nhiệm vụ của toà án mỗi cấp; làm rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát; về mô hình và cơ chế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử đối với các cơ quan toà án, viện kiểm sát; về lộ trình đổi mới hệ thống toà án, viện kiểm sát.
Tại buổi Hội thảo trên tinh thần cởi mở, trách nhiệm, nhiều ý kiến cho rằng việc thành lập Toà án sơ thẩm và phúc thẩm khu vực không phụ thuộc vào địa giới hành chính có thể khả thi đối với các tỉnh đồng bằng nhưng sẽ là rất khó khăn và không khả thi đối với các tỉnh miền núi địa bàn rộng, giao thông cách trở. Nên chăng cần thí điểm thực hiện ở những địa bàn khác nhau ở một hoặc vài tỉnh có những điều kiện tương đồng để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi thực hiện...
Cùng với đó, là các ý kiến đóng góp về mô hình, cơ chế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử đối với tổ chức và hoạt động của các Toà án khi hệ thống Toà án được tổ chức lại theo tinh thần cải cách tư pháp; về lộ trình thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm về đổi mới, tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao; vấn đề đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của HĐND các cấp đối với Viên kiểm sát...
Các ý kiến tham luận của các đại biểu tại Hội thảo được Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương tiếp thu, tổng hợp cùng với ý kiến của các cơ quan chức năng ở các cuộc hội thảo khác trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu, xây dựng để đề án thực sự hợp lý, khoa học và khả thi nhất.
Ngọc Tú
Các tin khác
Ngày 1-12, phiên họp thường kỳ tháng 11-2008 đã diễn ra tại Hà Nội và sẽ kéo dài đến hết hôm nay 2-12.
YBĐT - Từ 30/11 đến đến 1/12,tại Yên Bái, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện Qui định số 89 của Bộ Chính trị và trao đổi kinh nghiệm công tác.
YBĐT - Ngay từ đầu năm, Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp đã xây dựng kế hoạch bám sát nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tổ chức phát động các phong trào thi đua đột kích với nhiều chủ đề.
YBĐT - Mới đây, tại hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, đồng chí: Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tới kiểm tra tình hình triển khai nội dung các Nghị quyết Trung ương 5,6,7 (Khóa X) của Đảng và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.