Ký ức một thời

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cách mạng tới làng Âu Lâu của tôi sớm hơn thị xã Yên Bái. Bởi làng tôi không bị cách trở sông nước, đến chiến khu Vần thuận lợi hơn, cùng đất hữu ngạn sông Hồng, đi tắt đường rừng chỉ hơn hai chục cây số. Làng tôi lại ở cửa ngõ trục đường đi Nghĩa Lộ (Yên Bái) nên thường chứng kiến những sự kiện quan trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh lúc bấy giờ. Gần chiến khu nên nhiều người làng tôi được cách mạng giác ngộ, nhiều người đi tham gia cách mạng.

Tượng đài trên bến Âu Lâu.
Tượng đài trên bến Âu Lâu.

Ngày Pháp giải tù chính trị từ Thái Nguyên vào giam trong Nghĩa Lộ đi qua làng tôi, dân từng chứng kiến. Chúng xích chân từng cặp hai người với nhau, bắt đi bộ mỗi ngày vài chục cây số. Đến địa phương nào chúng đều bắt lý dịch nơi đó cử người trông coi cẩn thận. Trong số những người tù ấy có những yếu nhân của cách mạng như các ông Trần Huy Liệu, Trần Đức Sắc, Vương Thừa Vũ... ngày 17 tháng 3 năm 1945 đã nổi dậy phá căng Nghĩa Lộ ra ngoài tiếp tục hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân nhiều địa phương kháng Nhật cứu nước, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám 1945.

Những người già ở làng tôi thường kể rằng, vào cái ngày Nhật lật đổ Pháp, lính Pháp phải bỏ thị xã Yên Bái chạy vào Nghĩa Lộ. Qua bến sông Hồng, chúng vứt bỏ hàng trăm chiếc va ly và quân tư trang tại gốc gạo bên cửa ngòi Âu Lâu, cốt chạy thoát lấy người. Ở Đồn Cao, quân đội Pháp vứt súng xuống sông Hồng, dân chài lưới làng Vạn Lâu đã lặn vớt hàng trăm khẩu súng nộp cho cách mạng. Đội xe ngựa bốn người ở Âu Lâu gồm: ông Duẩn, ông Phúc, ông Trường, ông Bách đã chở số súng này nộp cho Việt Minh.

Chủ đồn điền Lê Phương đã hiến cho cách mạng toàn bộ gia sản cùng hàng trăm mẫu đất rừng, đất ruộng để theo cách mạng. Ông đã giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Yên Bái. Sau này, ông Sinh người Âu Lâu cũng làm Phó chủ tịch tỉnh Nghĩa Lộ. Làng Âu Lâu đã một thời sôi động khí thế cách mạng, nhiều người hăng hái tìm đến chiến khu gia nhập Việt Minh.

Sau sự kiện tri phủ Trấn Yên cùng quản Khoát và lính bảo an bị Việt Minh tấn công khi đang nghỉ tại nhà ông Chánh Khánh sáng ngày 20-6-1945, buộc phải nhận các điều kiện cách mạng yêu cầu: thả tù chính trị, trả lại thuế đã thu của dân và không được đưa quân đi đàn áp cách mạng, đã làm cho khí thế cách mạng của nhân dân càng dâng cao. Quân đội Nhật đồn trú trong thị xã Yên Bái nhiều lần gây thanh thế, mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã bên kia sông nhưng không gây được cơ sở, buộc phải rút về thị xã.

Chúng sử dụng quân bảo an thông thuộc địa hình dẫn đường, nhưng đã vấp phải sự chống trả của lực lượng cách mạng. Là dân Yên Bái thời ấy, nhiều người không quên sự kiện quân đội Nhật bị Việt Minh phục kích tại đèo Giang ngày 27 tháng 6 năm 1945, diệt tại chỗ 4 tên lính và chỉ huy, đã làm cho quân Nhật không còn dám đưa lính vào vùng cơ sở cách mạng. Đấy là bức tranh của cao trào cách mạng đã nổi bật trên đất Yên Bái cùng với phong trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh, đã là điều kiện dẫn tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trên đất Yên Bái.

Lịch sử Yên Bái đã ghi: “Tối 17-8-1945, Ban cán sự Đảng họp ở Nhà Tằm (Âu Lâu) kịp thời đề ra chủ trương đúng đắn, giải quyết nhanh chóng việc giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ban cán sự đã quyết định huy động toàn bộ lực lượng quần chúng vào thị xã đấu tranh làm áp lực chính trị hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền nhanh gọn”. Ngày 22 tháng 8 năm1945, khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Yên Bái đã thành công bằng sự đầu hàng của quân đội Nhật. Dân làng Âu Lâu còn nhắc tới những ngày sôi động ấy. Những đêm khai hội hoa đăng mừng cách mạng thắng lợi. Những tuần lễ vàng, bao người đã ủng hộ tiền của cho cách mạng. Những lớp học bình dân học vụ, thu hút bao người đi học i tờ. Những buổi diễn kịch, chơi đu, thanh thiếu niên hát hò tưng bừng náo nhiệt. Tất cả cảnh ấy đều diễn ra trên đất Nhà Tằm lịch sử.

Vậy mà đã hơn sáu chục năm, Âu Lâu giờ đã thuộc về thành phố Yên Bái. Nhớ những ngày lịch sử, nhớ một thời Nhà Tằm được ghi dấu trong sử sách, giá mà ở khu vực Nhà Tằm xưa đặt được một cái bia đánh dấu Di tích cách mạng để nhắc nhở thế hệ mai sau uống thì thật hợp lòng người biết bao. Tôi tin một việc làm ý nghĩa cao quý như vậy, chắc Âu Lâu làm được, thành phố Yên Bái làm được.

Ngọc Bái

Các tin khác
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gióng trống khai giảng năm học mới 2009-2010 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM.

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2009-2010, ngày 1-9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước. Dưới đây là toàn văn bức thư:

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Yên Bái, đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bức tranh mang biểu tượng máy bay cho Đoàn C31.

YBĐT - Ngày 31/8, Đoàn C31 đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trung tướng Lê Hữu Đức - Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Bản mới định cư ở Púng Luông.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Theo kế hoạch của Tỉnh ủy Yên Bái, chúng tôi lên giám sát việc triển khai xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ của Đảng bộ xã Púng Luông (Mù Cang Chải). Cơn mưa rào cho chúng tôi cơ hội đi bộ trên con đường đất đỏ từ Ngã ba Kim vào trung tâm xã. Những vạt ngô đang trổ cờ. Lúa trên những thửa ruộng bậc thang cũng đua nhau vươn dậy khoe màu xanh mỡ màng...

YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái công bố trên 1.500 bộ thủ tục hành chính/ Yên Bái tổ chức hội triển khai thực hiện đề án TCVN ISO:2008 giai đoạn 2008-2010/ Thành đoàn Yên Bái tổ chức Hội trại "Cháu ngoan Bác Hồ năm 2009"/ Liên hoan PT-TH tỉnh Yên Bái lần thứ 8 năm 2009/ Tỉnh Yên Bái chính thức hoàn thiện và khai trương cổng giao tiến điện tử/ Trại Hồng Ca Yên Bái xét đặc xá cho 69 phạm nhân theo QĐ của Chủ tịch nước nhân ngày 2/9/2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục