Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát thực hiện chính sách người đi lao động tại nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/8/2010 | 10:42:45 AM

YBĐT - Ngày 7-9/8/2010, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên ủy Ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Đồng chí Trương Thị Mai (người đứng thứ 3 từ trái sang) đang trao đổi với gia đình có người đi lao động nước ngoài tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Đồng chí Trương Thị Mai (người đứng thứ 3 từ trái sang) đang trao đổi với gia đình có người đi lao động nước ngoài tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Tiếp và làm việc với đoàn, có đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Thị Thanh Trà - Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đoàn đã đi kiểm tra và gặp gỡ nhiều gia đình có con em đi XKLĐ và người đi lao động hết thời hạn về nước tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. Làm việc với UBND huyện Mù Cang Chải, đây là  huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái chiếm trên trên 90% dân số là dân tộc Mông. Tỷ lệ hộ nghèo 50%.

Qua kết quả XKLĐ trên địa bàn huyện từ năm 2007 đến nay, toàn huyện đã có 134 người đi lao động ở nước ngoài gồm các thị trường: LIBYA, ALGERIA, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma Cao- Trung Quốc và Malaisia. Tổng số tiền vay 1 tỷ 388 triệu đồng, đến nay  vốn đã trả 882 triệu đồng. Hiệu quả của kinh tế của người đi XKLĐ mang về đó là nguồn kinh phí lớn cho mỗi gia đình đã được khẳng định.

Tuy nhiên công tác XKLĐ trên địa bàn huyện cũng còn gặp rất nhiều khó khăn như: Trình độ học vấn của người lao động thấp, việc đào tạo nghề phục vụ đi XKLĐ chưa sâu sắc; số lao động đăng ký nhiều, song số lao động đi xuất cảnh ít ( chiếm 31%), do lao động bỏ về, không đảm bảo sức khỏe…

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về công tác XKLĐ từ năm 2007 đến hết quý II năm 2010 cho thấy: Ngay khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình XKLĐ đi làm việc tại nước ngoài, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề và yêu cầu các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giúp người đi XKLĐ hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, về vay vốn qua các hệ thống ngân hàng.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu mỗi năm trên địa bàn tỉnh có từ 500 đến 1.000 người đi XKLĐ ở nước ngoài. Công tác thông tin tuyên truyền những nội dung về pháp luật và chính sách XKLĐ đối với các thị trường lao động đã được triển khai sâu rộng tới tất cả các tầng lớp nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao. Việc lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín trong việc tuyển dụng lao động được các địa phương và các ngành chức năng đặc biệt quan tâm.

Qua báo cáo, từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.190 người đi XKLĐ. Nhiều đơn vị xuất khẩu  uy tín như: Vinaconex Mec, Sona, Cavico, Vinamotor, TMS… Người đi XKLĐ có việc làm và thu nhập ổn định chiếm 92%. Số tiền lao động gửi về nước hỗ trợ gia đình và trả nợ ngân hàng bình quân 3,5 đến 4 triệu đồng/ tháng. Trong đó thị trường Malaisia có thu nhập từ 3,5 đến 5 triệu đồng/ tháng; Hàn Quốc 10 đến 15 triệu đồng/ tháng, Đài Loan 7 đến 10 triệu đồng và thị trường Trung Đông 6 đến 12 triệu đồng…

Đánh giá về công tác XKLĐ của tỉnh Yên Bái thời gian qua cho thấy: Nghị định số 71/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động trong việc làm các thủ tục, hồ sơ cũng như việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để người lao động được thụ hưởng các chế độ chính sách khi tham gia XKLĐ được các cấp, các ngành và người đi lao động rất nhiệt tỉnh ủng hộ. Số người đi lao động đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo của địa phương, nhất là các huyện nghèo, xã nghèo…

Tại buổi là việc, đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều ý kiến, kiến nghị Đoàn giám sát cùng các ngành chức năng của Trung ương quan tâm hơn nữa với tỉnh Yên Bái như: Cần mở rộng đối tượng vay vốn để người lao động có thể tham gia các thị trường có thu nhập cao; có chế độ ưu đãi trong việc vay vốn XKLĐ đặc biệt là các tỉnh miền núi; các Bộ, ngành cần có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp XKLĐ vi phạm hợp đồng với người đi lao động; cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người lao động khi gặp rủi ro…

Những ý kiến, kiến nghị của tỉnh, huyện và người trực tiếp đi lao động… được đoàn tổng hợp và trình lên Quốc hội và các bộ, ngành Trung ương xem xét trong thời gian tới.

P.V

Các tin khác
Đồng chí Hà Đức Hoan - Bí thư Thành ủy Yên Bái thăm xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Chế biên lâm sản Thành Đạt tại Khu công nghiệp Đầm Hồng.

YBĐT - Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thành phố Yên Bái đã vững vàng vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện, góp phần tạo tiền đề để Đảng bộ thành phố vững bước đi lên trong quá trình xây dựng thành phố phát triển nhanh, toàn diện, bền vững.

YBĐT - Trong tổng số 174 đồng chí tham gia cấp uỷ khoá mới có 15,5% là nữ, 62% là người dân tộc thiểu số. So sánh, trình độ văn hoá và chuyên môn cấp ủy viên khóa mới đều tăng so với nhiệm kỳ trước

YBĐT - Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trong tỉnh Yên Bái đã tiến hành đại hội Đảng / Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Yên Bình / Yên Bái phấn đấu trong năm học 2010 - 2011 có 100% xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở... và một số thông tin khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục