Đánh thức tiềm năng của đất

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2013 | 8:45:29 AM

YBĐT - Sự hồi sinh trở lại của cây đao riềng với giá trị kinh tế cao hơn hẳn, phát triển mạnh kinh tế rừng và các loại cây rau màu truyền thống được xem là động lực để người dân Quy Mông yên tâm bám trụ đồng đất, vượt khó xây dựng nông thôn mới.

Nông dân Quy Mông  đã yên tâm bám trụ với đồng ruộng.
Nông dân Quy Mông đã yên tâm bám trụ với đồng ruộng.

Cũng như nhiều xã ven sông của huyện Trấn Yên, xã Quy Mông có lợi thế đất đai mầu mỡ, bãi bồi trù phú, phù hợp phát triển các loại cây rau màu. Mặc dù lúa vẫn đang là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của địa phương, đặc biệt, chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2015, xã đặt mục tiêu quy hoạch hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng, song trên thực tế cây lúa mới chỉ giúp người dân ở xã thuần nông này có đủ "bát ăn" chứ chưa thực sự dư giả "bát để".

Ông Hoàng Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã bộc bạch: "Phát triển kinh tế ở Quy Mông hiện nay vẫn chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế rừng. Từ năm 2008 trở lại đây, chương trình phát triển cây đao riềng của huyện Trấn Yên được triển khai thành công trên địa bàn xã đã mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững, hướng đến làm giàu cho không ít gia đình. Cây đao riềng đã trụ được trên đất bãi và đang là cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng truyền thống ở đây như lúa, ngô, rau đậu. Hiện tại đây đang là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương".

Năm 2013, nhân dân trong xã đã phát triển thêm được 5ha đao riềng, đưa diện tích toàn xã lên trên 55ha. Theo đó, các dịch vụ và cơ sở chế biến bột đao cũng bắt đầu phát triển trên địa bàn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn ở địa phương, giúp nông dân bám trụ lại với đồng đất.

Hiện nay, xã Quy Mông đang có khoảng 300 hộ tham gia trồng đao. Diện tích đao riềng của xã tập trung chủ yếu ở 6 thôn có diện tích đất soi bãi lớn. Với năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 54 tấn/ha, sản phẩm tiêu thụ nhanh gọn tại chỗ, đặc biệt giá thu mua ổn định dao động từ 1.000 đồng - 1.200 đồng/kg củ tươi, năm 2012, từ cây đao, nông dân Quy Mông đã thu về gần  5 tỷ đồng. Các dịch vụ chế biến, thu mua sản phẩm ăn theo cây trồng này cũng từng bước phát triển.

Vào mùa thu hoạch đao, trên địa bàn xã có 5 cơ sở chế biến tinh bột hoạt động liên tục, chưa kể số hộ cũng tham gia vào hoạt động thu mua, chế biến nhỏ lẻ tại nhà. Đầu ra thuận lợi, công đầu tư chăm bón không lớn mà giá trị kinh tế đem lại cao đã khuyến khích người dân đầu tư chăm bón, yên tâm với cây trồng mũi nhọn kinh tế này.

Quy Mông đang từng bước vực dậy nền kinh tế thuần nông, đó là điều không khó nhận thấy khi tiềm năng từ đất và các ngành nghề dịch vụ từ kinh tế rừng đang ngày càng được mở mang. Với trên 1.300ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng trồng kinh tế đang cho khai thác vào khoảng 500ha, kinh tế rừng đang giữ một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Hiện tại trên địa bàn xã đang có 18 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, trong đó có 1 công ty cổ phần hoạt động trên lĩnh vực này, thu hút và giải quyết việc làm cho gần 200 lao động thời vụ.

Trên thực tế, việc mở mang phát triển các ngành nghề dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, với định hướng "ly nông không ly hương", Quy Mông đang có trên 50% lao động trong độ tuổi có việc làm hoạt động trên các ngành nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để xã quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu mỗi năm giảm 2% hộ nghèo theo hướng bền vững; chuyển dần và nâng cao tỷ lệ lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu từ nay đến năm 2020, dần từng bước hoàn thành các tiêu chí khó như: tiêu chí hộ nghèo, cơ cấu lao động… trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Phạm Minh

Các tin khác
Nhiều chuyên gia đề nghị Nhà nước phải có cơ chế hạn chế các doanh nghiệp độc quyền tự do quyết định giá nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhà nước cần phải quy định giá trần đối với các mặt hàng của những doanh nghiệp chiếm vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường nhằm buộc các doanh nghiệp không thể bán quá đắt, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập DN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập DN đang được Bộ Tài chính xây dựng; thu nhập từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào DN (kể cả trường hợp bán DN, chuyển nhượng chứng khoán) sẽ phải chịu thuế.

Giá vàng SJC (mua vào) tụt sâu dưới mốc 38 triệu đồng/lượng.

Sáng nay 20/8, giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh, giá mua vào thậm chí còn tụt sâu dưới mốc 38 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng miếng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,3 triệu đồng/lượng.

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý đối với 4 trạm bán quyền thu phí là Phù Đổng, Thạch Bàn, Hoàng Mai (trên Quốc lộ 1) và trạm thu phí Bãi Cháy trên quốc lộ 18.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục