Khó khăn quản lý chất lượng nông sản, thủy sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/11/2013 | 3:12:32 PM

YBĐT - Để công tác quản lý chất lượng nông sản và thủy sản đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cũng như cập nhật thông tin kịp thời cho người sản xuất, tiêu dùng những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm...

Ông Nguyễn Thế Sự - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản tỉnh Yên Bái cho biết: "Qua kiểm tra, đánh giá tại các địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nhìn chung đã có chuyển biến tích cực và nhận thức tốt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đầu năm đến nay đã cấp được 22 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều cơ sở vi phạm như không tham gia tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm; không ghi chép hồ sơ, chứng từ, sổ sách, nhật ký sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; nhiều cơ sở sản xuất, chế biến nằm trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho đến nay, cả tỉnh không có một mô hình sản xuất nào theo chuỗi, tức là từ đầu vào đến đầu ra".

Theo thống kê của ngành y tế, năm 2011, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 105 người mắc  và tử vong 2 người; năm 2012 có 19 vụ ngộ độc thực phẩm với 75 ca mắc; từ đầu năm 2013 đến nay cũng đã có hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm. Đó là những loại thực phẩm gây ngộ độc hoặc tử vong ngay nhưng nguy hại hơn và đáng sợ hơn là hàng loạt thực phẩm được cơ quan chức năng phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm có chứa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép, gây tổn hại sức khỏe và nòi giống một cách âm thầm, từ từ.

Chất lượng sản phẩm rau, quả, lương thực, thực phẩm hầu như không thể kiểm soát nổi. Bên cạnh đó, người nông dân cũng bị tổn hại không nhỏ từ giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả đến giống lúa kém chất lượng... Ngay trong vụ xuân vừa qua, có hàng trăm héc-ta lúa, ngô bị mất mùa, thậm chí mất trắng mà nguyên nhân chính do chất lượng giống không đảm bảo.

 Đến nay, ngành nông nghiệp, các ngành chức năng cũng như đơn vị sản xuất cung ứng giống vẫn không có động thái gì và phần thua thiệt luôn thuộc về những người nông dân lam lũ. Giống giả, phân bón giả cũng đã được phát hiện và đang chờ các cơ quan chức năng xử lý nhưng thực sự đó cũng mới chỉ là một phần nhỏ của "tảng băng chìm".

Sản xuất rau sử dụng quá nhiều phân hóa học, phun thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn, thậm chí nhiều nhà sản xuất còn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng rau trồng vài chục ngày đã cho thu hoạch. Chăn nuôi cũng không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất và thuốc kích thích có chứa chất gây nguy hại đến nòi giống. Tất cả các sản phẩm này được mang ra tiêu thụ ngoài thị trường và tất nhiên là chúng ta làm hại chính mình. Điều ấy không phải không ai biết nhưng công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng cũng như ý thức của người sản xuất thực sự còn rất hạn chế.

Chi cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản tỉnh mỗi năm tổ chức thanh tra, kiểm tra hàng chục cuộc nhưng đến nay cũng không hề có một loại máy nào để phân tích các mẫu sản phẩm mà tất cả đều kiểm tra bằng cảm quan là chủ yếu. Bên cạnh đó, các chế tài xử lý ban hành chậm, không theo kịp thực tế cũng như không đủ mạnh để răn đe. Công tác kiểm tra chủ yếu ở cấp tỉnh, còn cấp huyện, thị gần như bỏ ngỏ bởi thiếu nguồn nhân lực cũng như trình độ hạn chế.

Để công tác quản lý chất lượng nông sản và thủy sản đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cũng như cập nhật thông tin kịp thời cho người sản xuất, tiêu dùng những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản và thủy sản.

Về lâu dài, ngành cần xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi sản phẩm để mọi người thăm quan, học tập và làm theo. Bên cạnh đó, khi mua các sản phẩm, người tiêu dùng cần quan tâm tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ và nên mua tại những cơ sở tin cậy. Khi phát hiện hàng hóa có nghi vấn, người tiêu dùng cũng cần báo cho các ngành chức năng để kiểm tra làm rõ, nếu vi phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm minh. Song song, tỉnh cũng cần bổ sung kinh phí cho các ngành chức năng hoạt động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Với biên độ được

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công thương sẽ phải đánh giá, phân tích rõ những điểm hạn chế, bất cập trong thi hành Nghị định 84 để từ đó bổ sung quy định nhằm khắc phục.

Ảnh minh họa.

Sáng nay (6/11) giá vàng trong nước tiếp tục giảm thêm 160.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, xuống còn 36,58 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Theo kế hoạch, trong quý 4-2013, Bộ LĐ-TB-XH sẽ trình Chính phủ 
Nghị định điều chỉnh lương tối thiểu vùng

Cùng với Nghị định điều chỉnh lương tối thiểu vùng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong quý 1-2014, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục