Nghề phụ, thu nhập chính

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2016 | 9:51:51 AM

YBĐT - Làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong, thôn 6, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái có từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Miến đao Giới Phiên được người dân trong cả nước biết đến. Tháng 6/2012, làng nghề sản xuất miến đao được công nhận làng nghề đầu tiên của tỉnh Yên Bái và mới đây, sản phẩm này được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên”.

Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền hàng năm có thu nhập trên 60 triệu đồng từ nghề làm miến đao.
Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền hàng năm có thu nhập trên 60 triệu đồng từ nghề làm miến đao.

Đây là niềm vui cho nhân dân xã Giới Phiên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Đồng chí Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới Phiên cho biết: “Là địa phương có nhiều tiềm năng, nhất là những dải đất ven sông Hồng, người dân ở các xã Giới Phiên, Phúc Lộc và Minh Quân đã trồng cây dong. Cây này trồng thích hợp với đất đồi núi, đất bồi ven sông, suối, ít sâu, bệnh lại dễ trồng, cho năng suất cao nên nhiều hộ dân trong xã xem làm miến là nghề phụ nhưng lại cho thu nhập chính.

Nhờ làm miến mà đời sống của người dân Giới Phiên từng ngày khởi sắc”. Ông Dương Văn Tài ở thôn 6 phấn khởi: “Là người trực tiếp làm nghề miến đao, tôi và nhiều dân khác rất vinh dự khi sản phẩm của chúng tôi được Nhà nước công nhận bảo hộ độc quyền trên toàn quốc. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô sản xuất, làm giàu bền vững”.

Những người đầu tiên có công mang nghề làm miến về địa phương này là các ông: Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh từ làng miến Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vợ chồng anh chị Tô Văn Thu và Nguyễn Thị Huyền (con ông Tô Văn Trắc) ở thôn 6 được xem là một trong những gia đình có truyền thống làm miến lâu năm. Chị Huyền cho biết: “Trước đây, làm miến rất vất vả vì phải làm thủ công, còn bây giờ người dân đã áp dụng máy móc vào quy trình sản xuất nên nhàn hơn. Hiện nguyên liệu đầu vào khó khăn nhưng sản phẩm miến làm ra ngày nào là bán hết ngày đó, không có miến thừa cho hôm sau”.

Vì nguyên liệu đầu vào khó khăn nên hàng năm, gia đình chị mua nguyên liệu dự trữ khoảng 20 tấn bột, cho 12 tấn miến, thu trên 60 triệu đồng/năm. Ngoài gia đình chị Huyền, nhờ làm miến, nhiều gia đình làm giàu tiêu biểu như: Nguyễn Thị Oanh, Dương Văn Tài, Tăng Kế Tôn, Trần Văn Sơn...

Đến nay, xã Giới phiên hiện có 68 hộ sản xuất miến. Miến đao được sản xuất bằng 100% bột đao. Tinh bột đao được sản xuất tại chỗ, nguyên liệu được nhập từ các xã của huyện Trấn Yên và các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Sản phẩm miến đao Giới Phiên được người tiêu dùng lựa chọn và ưa thích. Nhằm khuyến khích, phát triển làng nghề miến đao, thông qua các nguồn vốn, tỉnh đã hỗ trợ nhiều thiết bị máy móc cho các hộ sản xuất miến đao, cụ thể: hỗ trợ 53 máy sản xuất miến bán tự động, trị giá 20 triệu đồng/máy; 9 máy thủy lực, trị giá 22 triệu đồng/máy, qua đó nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm miến đao Giới Phiên. Đến nay, sản lượng hàng năm miến đạt trên 600 - 800 tấn, bảo đảm chất lượng và uy tín, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Để nâng cao uy tín và phát triển làng nghề miến đao truyền thống, mở rộng quy mô sản xuất, chính quyền địa phương nơi đây ngoài việc phối hợp với các sở, ban, ngành làm tốt công tác quản lý các sản phẩm của làng nghề, tham mưu để có chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển cho các sản phẩm, cần làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần đưa sản phẩm miến dong Giới Phiên ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

 Văn Tuấn

Các tin khác
Bà con nông dân xã Cao Phạ nhận giống lúa hỗ trợ gieo cấy vụ mùa.

YBĐT -  Theo kế hoạch, diện tích gieo trồng dự kiến vụ mùa của huyện Mù Cang Chải là 4.360 ha, gồm 3.360 ha lúa lai, 1.000 ha lúa thuần.

Đàn “lợn cắp nách” nhà ông Nguyễn Thế Tập ở thôn 7, xã Thịnh Hưng (Yên Bình).

YBĐT - Vài năm gần đây, một số gia đình trong xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã chuyển sang nuôi giống lợn rừng, không chỉ tận dụng tối đa lợi thế của đất đồi rừng mà còn tạo ra được sản phẩm người tiêu dùng ưa chuộng.

Lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính - kinh tế, cán bộ khuyến nông viên xã An Bình kiểm tra mắt ghép trên cây nhãn cải tạo.

YBĐT - 920 cây nhãn ghép chín muộn đưa lên đồi, ông Chủ tịch UBND xã An Bình muốn làm thay đổi vị thế của cây nhãn ở địa phương mình bằng chính nỗ lực của bản thân ông. Ông Tuynh thẳng thắn và tự tin: “Tôi xác định rõ ràng rồi, một là thắng lớn, hai là thua to. Nói vậy chứ tôi tin nhất định sẽ thắng lớn”.

Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, từ ngày 1-6 giảm giá vé cho khách đi tàu 60 tuổi trở lên từ 20% xuống còn 15%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục