Trạm Tấu phát triển chăn nuôi để thoát nghèo, làm giàu

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/6/2016 | 6:59:45 AM

YBĐT - Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, huyện Trạm Tấu đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi. 5 năm trở lại đây, đã tập trung được nguồn vốn hỗ trợ 5,2 tỷ đồng.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình chăn nuôi bò từ nguồn vốn hỗ trợ của WB.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình chăn nuôi bò từ nguồn vốn hỗ trợ của WB.

Xác định chăn nuôi là ngành sản xuất mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhân dân, huyện Trạm Tấu đã tập trung nhiều nguồn lực tập trung cho chăn nuôi. Nhờ đó, đến nay trên 80% số hộ chăn nuôi đã làm chuồng trại, diện tích cỏ trồng trên 205 ha, hàng năm dự trữ trên 1.700 cây rơm làm thức ăn cho gia súc...

Anh Trang A Câu ở thôn Mù Cao, xã Bản Mù chia sẻ: “Nhà mình có 2 con trâu, 1 con bò, mình chăm sóc  thật tốt để chúng sinh thêm nhiều con. Nông dân như mình thì con trâu, con bò là tài sản rất lớn, mua xe máy, cưới vợ cho con, tiền cũng từ trâu, bò mà ra. Tới đây, nếu được huyện hỗ trợ để gia đình trồng thêm cỏ, có thêm thức ăn cho chúng trong mùa đông thì tốt quá. Bây giờ diện tích chăn thả ngày càng ít đi, không thể cứ đuổi nó lên rừng như xưa được”.

Không chỉ anh Câu, nhiều hộ dân ở xã Bản Mù có suy nghĩ giống anh. Đầu tư cho chăn nuôi được xem là hướng đầu tư hiệu quả nhất đã và đang phát huy được lợi thế của địa phương. Bản Mù hiện có đàn gia súc chính 6.005 con, riêng trâu và bò gần 2.000 con. 190 hộ có đàn gia súc chính (trâu, bò, dê) từ 5 -19 con, đây cũng là xã có số lượng gia súc lớn nhất huyện Trạm Tấu.

Xã Xà Hồ cũng là địa phương có thế mạnh để phát triển chăn nuôi đại gia súc của Trạm Tấu. Trên 3.000 con gia súc hiện có là nguồn tài sản lớn, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho đồng bào trong xã. Điều đáng nói, địa phương này có tới 25 hộ có đàn gia súc từ 7 con trở lên; riêng hộ ông Thào A Tủa ở thôn Suối Giao có đàn dê lên tới hơn 100 con, đàn trâu, bò gần 70 con.

Đồng chí Chớ A Páo - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Nghị quyết Đảng bộ xã xác định, trong nhiệm kỳ sẽ có thêm 5 hộ chăn nuôi từ 10 con trâu, bò trở lên. Do vậy, xã đang chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp thực hiện có hiệu quả các đề án hỗ trợ chăn nuôi trên địa bàn, xây dựng chương trình hành động trên cơ sở thực hiện chương trình hành động của huyện về phát triển chăn nuôi, trọng tâm là chăn nuôi đại gia súc. Trước mắt, sẽ triển khai có hiệu quả mô hình chăn nuôi tại thôn Cu Vai và thôn Suối Giao".

Ở xã Bản Mù, khi trao đổi về hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tới đây, đồng chí Giàng A Phông - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Xã sẽ được huyện quy hoạch các bãi chăn thả tự nhiên gắn với trồng bổ sung giống cỏ ở khu vực Giàng Câu, Chế Lồng Cống, Cang Dê, Pàng Đu và Cua Chế. Việc quy hoạch các bãi chăn thả cũng như trồng bổ sung thêm cỏ không chỉ tạo điều kiện mở rộng chăn thả đàn gia súc mà còn làm thay đổi nhận thức của người dân, từ thả rông gia súc đến chăn thả và chăm sóc thường xuyên theo hướng bán công nghiệp. Cấp ủy, chính quyền xã đang xây dựng chương trình hành động với mục tiêu, giải pháp, cụ thể. Trong đó, tiếp tục vận động bà con ở các thôn, bản tăng đàn gia súc, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho chăn nuôi, như nguồn vốn WB, tới đây là nguồn vốn từ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Cùng với đó, tuyên truyền vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện việc quy hoạch các bãi chăn thả".

Người dân đã trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò, hạn chế thả rông.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, huyện Trạm Tấu đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi. 5 năm trở lại đây, đã tập trung được nguồn vốn hỗ trợ 5,2 tỷ đồng. Nhờ đó, đến nay trên 80% số hộ chăn nuôi đã làm chuồng trại, trồng được 205 ha cỏ, hàng năm dự trữ trên 1.700 cây rơm làm thức ăn cho gia súc. Đàn gia súc phát triển ổn định, bình quân tăng 5%/năm, đạt mục tiêu nghị quyết của Đảng bộ đề ra.

Năm 2015, tổng đàn gia súc chính của huyện có trên 28.000 con, tăng 2.400 con so với năm 2014. Trạm Tấu đã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, trong đó gần 900 hộ có đàn gia súc từ 5 - 30 con, tập trung chủ yếu ở các xã: Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công, Tà Xi Láng.

Hướng phát triển chăn nuôi của Trạm Tấu tới đây là tập trung phát triển ở những nơi có điều kiện đi đôi với thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, hỗ trợ giúp nhân dân phát triển tăng đàn, liên kết các hộ, nhóm hộ trồng trọt, chăn nuôi gắn với sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Chỉ tiêu đề ra từ nay đến năm 2020, hỗ trợ trồng bổ sung trên 100 ha cỏ, quy hoạch 20 bãi chăn thả tự nhiên gắn với trồng bổ sung giống cỏ ở các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Túc Đán, Làng Nhì, Tà Si Láng; quy hoạch vùng chăn nuôi lợn, xác định số hộ chăn nuôi, quy mô, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và thống kê thu nhập từng hộ; phấn đấu mỗi năm hình thành được từ 5 hộ gia đình chăn nuôi có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, 100% hộ và nhóm hộ chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật…

Qua đó, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập cao để người dân giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Hoàng Hằng 

Các tin khác
Cán bộ Cục Thuế tỉnh Yên Bái hướng dẫn người nộp thuế làm thủ tục về thuế.

YBĐT - Kết quả thu ngân sách 5 tháng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 676 tỷ đồng, bằng 42% dự toán giao.

YBĐT - Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 250/QĐ-UBND của UBND tỉnh, trong năm 2016, huyện Lục Yên triển khai hỗ trợ 490 triệu đồng cho các hộ dân trên địa bàn phát triển chăn nuôi.

YBĐT - Trấn Yên hiện có 216 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn; trong đó, có 134 cơ sở nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa, 45 cơ sở nuôi lợn nái quy mô 15 con/cơ sở và 37 cơ sở chăn nuôi gà quy mô 1.000 con/lứa trở lên.

Ông Nguyễn Đức Thế - Bí thư Chi bộ thôn Toàn An kiêm Trưởng Đài Truyền thanh xã Đông An đọc bản tin trưa thông báo tình hình mưa lũ trên địa bàn xã.

YBĐT - Đông An có địa hình đồi núi liên tiếp và cao dần với sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong xã rất lớn. Ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy là các loại hình thiên tai hay xảy ra trên địa bàn xã những năm qua, đặc biệt một vài năm gần đây thì tình trạng ngập lụt, sạt lở đất diễn biến khó lường hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục