Giữ màu xanh cho rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/6/2016 | 9:27:55 AM

YBĐT - Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu được thành lập năm 2006, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại địa bàn 12 xã, thị trấn trong huyện.

Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu và xã Bản Công kiểm tra sự phát triển của rừng tái sinh trên địa bàn.
Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu và xã Bản Công kiểm tra sự phát triển của rừng tái sinh trên địa bàn.

Với nhiệm vụ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, những năm qua, Ban đã thực hiện tốt việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR) tại địa phương. Sau nhiều năm phát triển, diện tích đất trống đã được phủ kín bằng màu xanh của những cánh rừng thông và cây bản địa. Đến năm 2015, tổng diện tích rừng do Ban quản lý, bảo vệ là trên 32.504 ha; trong đó, rừng phòng hộ trên 7.197 ha, rừng tự nhiên 25.307 ha, rừng trồng gần 769 ha.

Đi đôi với công tác quản lý, BVR, Ban còn tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các địa phương phối hợp tham gia phát triển rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất. Riêng vụ rừng trồng năm 2015, đã có 505 hộ dân trên địa bàn 5 xã tích cực tham gia trồng mới 375 ha rừng phòng hộ.

Trong đó, xã Bản Công trồng 50 ha, Túc Đán 200 ha, Tà Xi Láng 50 ha, Làng Nhì 50 ha, Phình Hồ 25 ha. Ngoài ra, 200 ha rừng trồng sản xuất cũng được triển khai thực hiện trên địa bàn 4 xã và có 248 hộ dân tham gia trồng đạt 100% kế hoạch giao. Xã Bản Mù trồng 80 ha, Xà Hồ 40 ha, Làng Nhì 30 ha, Bản Công 50 ha. Ban còn phối hợp với xã Bản Công chỉ đạo nhân dân trồng 2,3 ha rừng thay thế tại thôn Bản Công gồm: 60% cây thông, 40% cây sơn tra. Để rừng phát triển tốt, hàng năm, việc chăm sóc rừng trồng thực hiện 2 lần/năm.

Tuy nhiên, sau trận mưa tuyết xảy ra vào tháng 1/2016 đã gây thiệt hại lớn đến diện tích rừng do đơn vị quản lý. Băng tuyết đã làm cho lớp thực bì dưới mặt đất và nhiều cây cối chết khô, tạo thành lớp mùn dày đặc, vào mùa khô rất dễ gây cháy rừng. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng của năm 2016 nặng nề hơn bao giờ hết, lãnh đạo Ban luôn trăn trở phải làm cách nào để phục hồi lại diện tích rừng đã chết và tiếp tục giữ diện tích rừng hiện có qua mùa khô hanh khắc nghiệt. Vì địa bàn huyện rộng, nhiều núi cao, khe sâu với độ dốc lớn, hệ thống đường giao thông bị chia cắt nên việc phục hồi diện tích rừng đã bị chết và chăm sóc, BVR luôn gặp khó khăn.

Ông Phạm Thành Đô - Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết, nhớ lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân góp sức tham gia chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng mới.

Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ bám sát địa bàn và đôn đốc, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con. Nhờ vậy, từ đầu năm 2016 đến nay, Ban đã thực hiện tốt công tác quản lý, BVR với tổng diện tích 33.151 ha; trong đó có gần 23.289 ha rừng tự nhiên phòng hộ, trên 2.018 ha rừng tự nhiên sản xuất, trên 6.662 ha rừng trồng phòng hộ và 646,5 ha rừng trồng sản xuất.

Ngoài ra, còn chăm sóc thường xuyên 1.555 ha rừng trồng phòng hộ, trong đó có 375 ha là rừng trồng phòng hộ 2 năm, 680 ha rừng trồng phòng hộ 3 năm, 500 ha rừng trồng phòng hộ 4 năm. Ban còn triển khai, thực hiện tốt việc trồng mới 200 ha rừng phòng hộ được phân bổ cho các xã: Bản Công 70 ha, Túc Đán 60 ha, Làng Nhì 30 ha, Tà Xi Láng 40 ha và trồng 100 ha rừng sản xuất tại 3 xã: Xà Hồ, Bản Công và Tà Xi Láng.

Để có cây giống phục vụ việc trồng rừng mới tại chỗ một cách thuận lợi, Ban đã phối hợp với người dân các địa phương trong vùng dự án tổ chức ươm cây giống, chủ yếu là cây sơn tra và thông mã vĩ đạt trên 1,2 triệu cây/năm. Để tránh sự xâm lấn, Ban đã hoàn thành công tác cắm mốc ranh giới giữa khu vực rừng giáp ranh với khu dân cư; tổ chức phát quang đường ranh giới, thường xuyên phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương tuần tra, BVR định kỳ. Các giờ cao điểm, công tác BVR ở cơ sở luôn được cập nhật báo cáo trong ngày theo “đường dây nóng” trực tiếp cho Giám đốc Ban Quản lý, để đơn vị nắm tình hình và có phương án xử lý kịp thời.

Ông Hoàng Minh Thuật - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến với người dân nên nhận thức của người dân đã nâng lên. Trong mùa khô, các thôn, bản đã phân công người dân thay phiên nhau trực gác, không để lửa lan vào rừng”.

Nỗ lực đó đã giữ mãi màu xanh của những cánh rừng, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

 Sùng Chí Sinh

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Lục Yên đã đóng góp 49,5 triệu đồng, hơn 12.400 ngày công lao động tu sửa, nạo vét 153,2 km, đào đắp đất gần 590 m3 tuyến kênh mương nội đồng và 79,7 km cống rãnh, đắp lề đường giao thông nông thôn.

Từ ngày 1/7 tới, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe dung tích nhỏ sẽ giảm mạnh. Dự báo loại xe này ở các nước ASEAN sẽ nhập mạnh về Việt Nam.

YBĐT - Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ huyện Yên Bình đã luôn gắn kết chặt chẽ hai nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng một cách chiến lược.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải rà soát các đơn vị kinh doanh trên địa bàn.

YBĐT - Quản lý chặt các nguồn thu thuế, phí, lệ phí phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế trên địa bàn tỉnh nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, Tổ kiểm tra, đôn đốc chống thất thu ngân sách khối doanh nghiệp đã triển khai thực hiện và thu nhiều kết quả khả quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục