Kỹ thuật nuôi cá rô phi trong lồng
- Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2016 | 9:40:00 AM
1. Lựa chọn điểm nuôi
- Điểm đặt lồng phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Độ PH từ 7 - 8, ôxy hòa tan tan > 5mg/lít, NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít, H2S < 0,01 mg/lít. Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo, ngách. Độ sâu điểm đặt lồng trên hồ chứa có độ sâu lớn hơn 4 m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất. Diện tích lồng nuôi phải > 20 m3 , mật độ lồng nuôi trên hồ chứa không quá dày. Mỗi cụm lồng không qua nhiều lồng, tốt nhất mỗi cụm nuôi khoảng 10 - 15 lồng. Các cụm lồng cách nhau 10 - 15 m.
2. Kỹ thuật nuôi
- Con giống: cá rô phi đơn tính đực dòng GIFT hay cá rô phi đơn tính đường nghiệp. Nên mua giống ở các cơ sở sản suất giống tin cậy và có chất lượng. Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn.
- Kích cỡ giống thả: đối với nuôi trong lồng yêu cầu kích thước cá giống > 20g/con. Cá giống phải được nuôi trong ao cho đến khi đạt kích thước trên mới đưa ra thả lồng.
- Mật độ thả: nuôi lồng trên hồ chứa thả từ 30 - 50 con/m3 lồng.
- Mùa vụ thả giống: tốt nhất nên thả giống nuôi vào tháng 4 - 5 dương lịch
- Khi thả cá, ngâm bao chứa cá vào lồng nuôi thời gian từ 10 - 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào túi và tiến hành thả cá.
3. Cho ăn
- Thức ăn cho cá rô phi sử dụng trong quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp. Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, sẽ hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước trong lồng nuôi. Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 18 - 35%.
Thời gian đầu cá còn nhỏ nên cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm cao (30 - 35%) để cá nhanh lớn, có sức đề kháng với bệnh và tăng tỷ lệ sống. Cá nuôi tháng thứ nhất cho ăn 7 - 10% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 2 cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 3 cho ăn 3 - 4% trọng lượng thân cá/ngày, từ tháng 4 trở đi cho ăn 2 - 3% trọng lượng thân cá/ngày với hàm lượng đạm 18 - 20%. Thức ăn công nghiệp được vãi đều tại vị trí cố định trong lồng.
- Thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào lúc sáng (7 - 8 giờ) và chiều (17 - 18 giờ). Cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.
- Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
4. Quản lý lồng nuôi
- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra.
- Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi; trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục nhằm hạn chế cá đi mất.
- Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ và loại bỏ rác trôi nổi, các vật cứng vào khu lồng nuôi.
5. Thu hoạch
Sau 6 - 7 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ cá thương phẩm có thể tiến hành thu tỉa cá đạt kích thước lớn. Cá nhỏ nuôi tiếp cho đến cuối vụ thu hoạch toàn bộ.
Phạm Thanh Cảnh (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Các tin khác
Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, giám sát hệ thống trạm thu phí tại các trạm thu phí dự án BOT trên toàn quốc.
YBĐT- Ngày 14/7, tại xã Trạm Tấu, UBND huyện Trạm Tấu phối hợp với Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ngô – Viện Nghiên cứu ngô tổng kết thực hiện mô hình trồng trình diễn giống ngô LVN152 và LVN092.
Sau khi giảm hơn nửa triệu đồng hôm qua, giá vàng sáng nay đã phục hồi và tìm lại mốc 37 triệu, giao dịch trầm lắng hơn.
Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN&MT) cho biết sẽ làm rõ vụ việc Công ty TNHH gang thép Hưng Thịnh Formosa chôn lấp hàng tấn chất thải trong rừng tràm ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.