Nhà mạng được chủ động về giá cước dịch vụ chuyển vùng quốc tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/5/2017 | 8:38:10 AM

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), từ 1/6 tới, các nhà mạng được quyền chủ động về giá cước và thời gian đàm phán với các đối tác về dịch vụ chuyển vùng quốc tế chiều đi và chiều đến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, từ ngày 1/6, việc hợp tác kinh doanh dịch vụ chuyển vùng quốc tế với các đối tác nước ngoài sẽ do doanh nghiệp (DN) chủ động đàm phán theo nguyên tắc thỏa thuận thương mại, phù hợp với thực tế kinh doanh dịch vụ chuyển vùng quốc tế, đồng thời bảo đảm lợi ích quốc gia.

Với công bố này, DN hoàn toàn chủ động về giá cước và thời gian đàm phán với các đối tác về dịch vụ chuyển vùng quốc tế cả chiều đi và chiều đến tùy theo thực tế giá cước chuyển vùng quốc tế của thị trường và các dịch vụ có khả năng thay thế.

Theo đó, giá cước đàm phán trên nguyên tắc thương mại với các đối tác bảo đảm lợi ích DN, phù hợp với mức chi trả của người dân để kích thích tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi quốc gia khi tiến tới cân bằng chiều đến và chiều đi, tăng nguồn thu từ phát triển chiều đi.

Đồng thời thông qua thay đổi này sẽ thúc đẩy, khuyến khích phát triển, đầu tư vào Việt Nam khi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được dùng dịch vụ chuyển vùng quốc tế với giá cước phù hợp với thực tế; người dân Việt Nam cũng được tăng tiện ích khi được dùng dịch vụ chuyển vùng quốc tế chiều đi tương đồng với giá cước chiều đến.

Trước đó, thực hiện chủ trương “quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của DN” được quy định tại Quyết định 32/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các DN viễn thông rà soát tình hình thực tế kinh doanh và xây dựng phương án điều chỉnh kinh doanh dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sau 2 năm triển khai biện pháp quản lý, môi trường kinh doanh đã đổi mới không ngừng. DN đã kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không DN nào có khả năng khống chế thị trường, ảnh hưởng đến giá cước chuyển vùng quốc tế, nên thị trường này không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Tỉnh Thanh Hóa quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đến năm 2020 với 15 tiêu chí.

Ảnh minh họa.

Chính phủ nhất quán chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%. Một số chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chủ yếu là: Khu vực nông nghiệp tăng 3,05%, trong đó xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,91%...

Ảnh minh họa

Cá ngừ Việt Nam đã được xuất khẩu sang 140 quốc gia trên thế giới sau hơn 2 năm triển khai Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Hệ thống tưới tự động cho hành lá của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Phú Đạt, xã Yên Phú, huyện Văn Yên. (Ảnh minh họa - Thanh Miền)

YBĐT -  Tổng nhu cầu vốn hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện năm 2017 là 21.817 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục