ADB tiếp tục hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/5/2017 | 4:11:25 PM

Chương trình Tài trợ thương mại của ADB nhằm mục tiêu giúp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cơ hội thương mại, nâng cao tính cạnh tranh, và thúc đẩy tăng trưởng đồng đều với thương mại làm động lực.

Đại diện ADB và TPBank tại lễ ký kết.
Đại diện ADB và TPBank tại lễ ký kết.

Ngày 24/5, Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và hai ngân hàng Việt Nam (Ngân hàng Cổ phần An Bình - ABBANK và Ngân hàng Tiên Phong - TPBank) đã ký kết các thỏa thuận cho phép chương trình cung cấp các khoản bảo lãnh lên tới 50 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại, trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Ông Steven Beck, Giám đốc khối Tài trợ thương mại của ADB cho rằng, chương trình Tài trợ thương mại của ADB nhằm mục tiêu giúp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cơ hội thương mại, nâng cao tính cạnh tranh, và thúc đẩy tăng trưởng đồng đều với thương mại làm động lực.

Về phía ngân hàng Việt Nam, Tổng Giám đốc ABBANK Cù Anh Tuấn đánh giá, hợp tác với Chương trình Tài trợ thương mại sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, mà còn tạo cơ hội để ngân hàng khẳng định thương hiệu, triển khai dịch vụ ngân hàng.

Còn ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank nhận định, bên cạnh mức bảo lãnh tài trợ thương mại 30 triệu USD, mạng lưới rộng khắp của ADB với các ngân hàng và thể chế tài chính khác sẽ mang đến cơ hội to lớn cho TPBank để mở rộng quan hệ đối tác toàn cầu của mình.

Khoản bảo lãnh từ ADB sẽ được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Tới nay, Chương trình Tài trợ thương mại đã hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 8,2 tỷ USD thông qua 5.814 giao dịch, gồm cả bảo lãnh và cấp vốn trực tiếp, tại Việt Nam. Trong tổng số các giao dịch của chương trình ở Việt Nam, 67% có liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình hiện đang cộng tác với 11 ngân hàng thương mại ở Việt Nam và với lễ ký kết ngày hôm nay, con số này sẽ tăng lên 13 ngân hàng thương mại.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Phối cảnh dự án nhiệt điện Thái Bình 1.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào lúc 18 giờ chiều 23/5, tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 đã phát điện thành công vào hệ thống điện quốc gia. Đây là mốc tiến độ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng của công trình.

Nhân viên thú y phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của anh Hoàng Văn Doanh ở thành phố Bắc Kạn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo trong thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc là rất cao, nhất là các bệnh truyền nhiễm ở gia súc.

Đồng chí Hoàng Kim Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên (bên phải) trao đổi với Mai Thanh Tùng về kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cam.

YBĐT - Anh bảo, ở mỗi vườn cam, anh đều thiết kế riêng một ngôi nhà để tiện đi lại, ở đó, chăm sóc cam và... thưởng thức vẻ đẹp của cam cùng thành quả lao động của mình. Dân quanh vùng bảo, gia đình anh giàu lên nhờ cam. Có lúc thu ba, bốn trăm triệu đồng tiền cam bỏ vào tủ mà cả hai vợ chồng đều quên khuấy.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái ở Mường Lò luôn được du khách ưa chuộng.

YBĐT - Hiện tại, ở thị xã Nghĩa Lộ có khoảng hơn 600 hộ, với hơn 1.000 lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm may mặc bằng vải thổ cẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục