Sơn Lương không để gia súc đói rét

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/1/2018 | 2:04:15 PM

YBĐT - Xã chỉ đạo mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò phải có chuồng và một cây rơm, rạ,

Nhân dân xã Sơn Lương chủ động nguồn thức ăn và nuôi nhốt trâu bò trong mùa đông.
Nhân dân xã Sơn Lương chủ động nguồn thức ăn và nuôi nhốt trâu bò trong mùa đông.

Theo số liệu báo cáo của UBND xã Sơn Lương, hiện đàn trâu của xã có 782 con, đàn bò 107 con, đàn dê 209 con. Bình quân mỗi hộ gia đình chỉ có 2 đến 5 con trâu bò và vài chục con dê, trâu, bò chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm sức kéo chứ chưa trở thành hàng hóa, tập quán chăn thả cộng với việc chưa chú trọng đến công tác phòng chống đói rét cho gia súc nên nhiều năm trước đây, vào mùa đông tình trạng tình trạng trâu, bò bị chết đói, chết rét vẫn còn.
 
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, bắt đầu bước vào vụ đông năm 2017 - 2018, xã đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Chỉ đạo các hội đoàn thể, trưởng thôn, hướng dẫn, vận động người dân làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn cho gia súc trong những ngày giá rét, không chăn thả vào những ngày nhiệt độ xuống thấp. Tận dụng các loại cỏ, lá ngô, chuối rừng để bổ sung thêm nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc.
 
Căn cứ vào Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 11/1/2018 của UBND huyện Văn Chấn về việc tăng cường công tác phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi, xã cũng đã ra thông báo gửi đến 10/10 thôn, bản; đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống rét, theo dõi tình hình dịch bệnh, tiêm vắc xin phòng bệnh, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc.
 
Trong đó, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định; cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc.
 
Trong đó chỉ đạo mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò phải có chuồng và một cây rơm, rạ, trong những ngày giá rét phải che chắn chuồng trại kín đáo và ăn bổ sung các loại thức ăn tinh, giàu đạm như: cám, ngô, sắn, cháo nóng và nước muối ấm; thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe vật nuôi hàng ngày, đặc biệt là gia súc già yếu và gia súc non mới đẻ, nếu phát hiện gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho thú y cơ sở; kiểm tra, lập biên bản đối với những hộ không thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của xã về công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; kiên quyết chỉ đạo nhân dân không chăn thả gia súc trong những ngày giá rét nhiệt độ dưới 15 độ C. Nhờ vậy, một vài năm trở lại đây, trên địa bàn xã không có tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét trong mùa đông.

Là một trong những hộ dân tiêu biểu trong việc làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc trong mùa đông, anh Lò Văn Dừn, thôn Bản Pảo cho biết: "Gia đình tôi có 4 con bò và 1 con trâu, trâu để phục vụ sản xuất nông nghiệp còn bò để sinh sản nhân đàn phục vụ việc chăn nuôi hàng hóa. Trước đây, cứ nghĩ ở dưới thấp không cần che vì chăn nuôi nhốt nên vụ rét đậm rét hại đầu năm 2016 chút nữa là gia đình tôi mất trắng đàn trâu bò, may mà còn cứu được. Năm nay, khi bắt đầu vào vụ đông, gia đình tôi đã chủ động làm chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò, dự trữ thức ăn và nuôi nhốt trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, đồng thời để ra 2.000 m2 đất trồng cỏ làm thức ăm sẵn cho trâu bò trong những ngày mùa đông thiếu cỏ”.
 
Gia đình anh Sa Văn Hậu, thôn Đà La cũng vậy, vui mừng vì vừa được nhận con bò nái để hỗ trợ thoát nghèo, được cán bộ xã tuyên truyền, gia đình anh đã dành hơn 1 sào đất để trồng cỏ, chủ động che chắn chuồng trại nuôi nhốt bò trong những ngày đông giá rét.
 
Anh Hậu cho biết: "Tài sản của gia đình tôi đáng giá nhất là con bò nái sinh sản này. Nếu không chăm sóc tốt thì mục tiêu thoát nghèo sẽ rất khó khăn. Bởi vậy, khi nhận bò về, tôi đã chủ động làm chồng, che chắn chuồng kín đáo, những ngày nhiệt độ xuống thấp tôi còn đốt lửa để sưởi ấm thêm cho bò; đồng thời, nhờ cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn cách cho ăn, cách phòng chống các loại dịch bệnh cho bò trong mùa đông”.

Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chủ động chuẩn bị các điều kiện bảo vệ đàn gia súc của các hộ dân, Sơn Lương phấn đấu duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra trên đàn gia súc của địa phương.

Thanh Tân

Các tin khác
Công nhân vườn ươm thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ kiểm tra sinh trưởng của cây quế giống.

YBĐT - Toàn huyện có khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Lành, An Lương, Sơn Lương, Sùng Đô, Nậm Mười, Cát Thịnh.

Đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng các nhà tài trợ trao tặng 10 máy cày BS86-8 cho tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Sáng 31/1, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã diễn ra Lễ trao tặng máy cày cho các hội viên nông dân vùng khó khăn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các công ty tài trợ. 

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị tổng kết công tác Hội nhập quốc tế năm 2017.

YBĐT - Hiện trên địa bàn tỉnh có 24 dự án có vốn FDI, tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 434,36 triệu USD; 16 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA với tổng giá trị thực hiện và giải ngân năm 2017 ước đạt 550 tỷ đồng.


YBĐT - Phát triển hạ tầng giao thông cũng là một trong những mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu để Yên Bình có thêm nhiều xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Do đó, trong năm 2017 huyện đã cứng hóa được trên 59,5 km đường giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục