Hiệu quả Đề án phát triển thủy sản ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2018 | 8:18:21 AM

YBĐT - Toàn tỉnh có trên 32.000 ha mặt nước, trong đó có hồ Thác Bà với diện tích gần 20.000 ha nuôi trồng thủy sản lý tưởng; chưa kể hàng ngàn héc-ta ao, hồ, đập thủy lợi và các sông, suối có thể nuôi tập trung và nuôi bán thâm canh.  

Nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét.
Nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét.


Sau hai năm thực hiện, Đề án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Không chỉ diện tích nuôi trồng tăng lên mà người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, năng suất, chất lượng thủy sản tăng nhanh và bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Quan trọng hơn là người dân đã sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường, thu hút được nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. 

Là một tỉnh miền núi, nhưng Yên Bái lại có lợi thế, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh có trên 32.000 ha mặt nước, trong đó có hồ Thác Bà với diện tích gần 20.000 ha nuôi trồng thủy sản lý tưởng. Bên cạnh đó, còn có hàng ngàn héc-ta ao, hồ, đập thủy lợi và các sông, suối có thể nuôi tập trung và nuôi bán thâm canh thủy sản, nuôi cá lồng, cá eo ngách.
 
Nhằm đưa thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế về mặt nước và các nguồn lực để nuôi trồng thủy sản nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
 
UBND tỉnh đã có Quyết định số 112/QĐ-UBND, ngày 18/1/2016 về việc phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020. Ngành nông nghiệp có kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thủy  sản giai đoạn 2015 - 2020.
 
Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đề án phát triển thủy sản và các cơ chế chính sách như một luồng gió mới cho chăn nuôi thủy sản phát triển. Sau hai năm triển khai thực hiện, nhất là chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà đã phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Đặc biệt, người dân các xã sống ven hồ Thác Bà đã có việc làm, tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản; hạn chế sử dụng các ngư cụ cấm mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản, góp phần ổn định an ninh xã hội và bảo vệ môi trường. Toàn tỉnh đưa vào nuôi trồng khai thác trên 22.000 ha mặt nước, trong đó nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh là gần 2.600 ha.
 
Đặc biệt, phong trào nuôi cá lồng, cá eo ngách phát triển rất mạnh, toàn tỉnh có trên 1.000 lồng cá. Nếu như năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản mới đạt 7.500 tấn thì năm 2017 sản lượng đã đạt gần 9 ngàn tấn, tăng 1.400 tấn - một con số rất ấn tượng. Huyện Yên Bình với lợi thế mặt nước hồ Thác Bà nên chỉ trong 2 năm đã hỗ trợ đóng mới 623 lồng cá, hỗ trợ quây lưới cho 36 cơ sở với diện tích gần 200 ha.
 
Cùng với đó còn cải tạo, chuyển đổi gần 3 ha ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hiện, vùng hồ Thác Bà có trên 1.000 lồng cá và 250 ha nuôi cá eo ngách, sản lượng khai thác đạt trên 4.500 tấn, tăng 1.500 tấn so với năm 2016, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng.
 
Có thể nói, qua 2 năm thực hiện, Đề án phát triển chăn nuôi thủy sản đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, người chăn nuôi đã áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng thủy sản, nhất là việc đưa các giống thủy sản mới và giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi đạt hiệu quả khả quan như cá trắm đen, cá lăng, cá nheo, đặc biệt là cá tầm, cá hồi. Chính sách bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và hỗ trợ đóng lồng, nuôi cá eo ngách, cải tạo ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã góp phần mỗi năm tăng 1.500 tấn sản lượng đã đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi.
 
Năng suất, sản lượng trên mỗi héc-ta canh tác đã tăng từ 8-10 tấn/ha lên 13-15 tấn/ha, lợi nhuận đạt từ 100-120 triệu/ha. Nuôi lồng đã chuyển đổi được từ lồng tre, hóp sang nuôi lồng lưới tăng thể tích, nhờ vậy, lợi nhuận, giá trị sau hai năm thực hiện đề án tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần.

Phát huy hiệu quả đã đạt được, trong năm 2018, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai Đề án một cách sâu rộng; đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy sản. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và tiếp tục bổ sung nguồn lợi thủy sản trên các ao hồ lớn. Sử dụng và phát huy hiệu quả diện tích mặt nước, mở rộng các hình thức nuôi, đối tượng nuôi. Đẩy mạnh và khuyến khích nuôi thâm canh, bán thâm canh, nhất là thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ngọc Trúc

Các tin khác

YBĐT - Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phát động tại thành phố Yên Bái mở đầu cho kế hoạch trồng mới 1.500 ha rừng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Các doanh nghiệp cũng đã tổ chức Lễ ra quân sản xuất và ký kết chương trình sản xuất kinh doanh năm 2018. 

YBĐT - Từ sáng sớm nay 25/2 (mùng 10 tháng Giêng) - ngày Thần Tài, rất đông người dân đã có mặt tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc để mua vàng đón vía Thần Tài, cầu mong năm mới  bạc tiền đầy túi.

Làng văn hóa - du lịch thôn Tân Lập, xã Tân Trào.

Ngày 24-2, tại Quảng trường Tân Trào thuộc Khu du lịch quốc gia Tân Trào (Sơn Dương), UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

Nhiều công trình điện dự kiến được đưa vào vận hành trong thời gian tới.

Năm 2018 dự kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đưa vào vận hành khoảng 840 MW nguồn điện mới, qua đó có thể đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục