Hiệu quả bước đầu từ nuôi ong chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/3/2018 | 7:48:22 AM

YBĐT - Từ mô hình nuôi ong chất lượng cao, người nuôi ong ở phường Hợp Minh nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung bước đầu được tiếp cận với các kỹ thuật mới về nghề nuôi ong mật, làm thay đổi các tập quán cũ và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn theo hướng VietGHAP, từng bước nâng cao chất lượng mật ong.

Ông Đoàn Văn Vân ở tổ 5, phường Hợp Minh kiểm tra đàn ong của gia đình.
Ông Đoàn Văn Vân ở tổ 5, phường Hợp Minh kiểm tra đàn ong của gia đình.


Từ lâu, nghề nuôi ong lấy mật đã phát triển ở phường Hợp Minh, song chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ. Vài năm trở lại đây, nhận thấy lợi thế về đất rừng, nguồn cây cho phấn, cho mật dồi dào, một vài hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô nuôi ong lấy mật, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, việc nuôi ong vẫn chỉ trên hình thức tự phát, dựa trên những kinh nghiệm sẵn có.
 
Đến tháng 5/2017, được sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ Dự án khuyến nông trung ương "Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên”, UBND phường Hợp Minh đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái triển khai xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao cho 5 hộ dân tại phường, mỗi hộ 20 đàn ong nội (A.cenara).
 
Đây là một trong 2 mô hình điểm tại thành phố Yên Bái (cùng với phường Yên Thịnh) thực hiện các kỹ thuật nuôi ong chất lượng cao, áp dụng vào thực tế sản suất nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Để mô hình đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình; các hộ tham gia phải đảm bảo các tiêu chí theo hợp đồng và thực hiện đúng sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật.
 
Bên cạnh đó, UBND phường Hợp Minh còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và Kiểm định chăn nuôi; Trạm Khuyến nông thành phố tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ong mật chất lượng cao. Qua đó, các hộ dân nắm được các kiến thức cơ bản về đàn ong, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình VietGAHP nuôi ong an toàn, kỹ thuật nuôi và khai thác mật, công tác thú y…
 
Ông Lê Xuân Chỉnh ở tổ 4, phường Hợp Minh cho biết: "Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi từ 5 - 7 đàn ong, chủ yếu bằng kinh nghiệm chứ cũng chưa nghĩ ứng dụng khoa học, kỹ thuật nó như thế nào. Từ khi tham gia mô hình, tôi đã biết cách chăm sóc ong khi vào mùa rét hoặc bị dịch bệnh, cách tạo thế đàn ong mạnh, cách xử lý sinh học khi ong mắc bệnh hay cách khai thác mật đúng chu kỳ để có năng suất và chất lượng cao nhất…”.

Đến nay, sau khoảng 10 tháng triển khai mô hình, đàn ong đã và đang phát triển tốt, bắt đầu cho những sản phẩm mật ong chất lượng cao đầu tiên. Ông Đoàn Văn Vân - tổ trưởng tổ nuôi ong chất lượng cao cho biết: "Trung bình một năm 1 đàn ong thu được 7 lít mật với giá bán hiện tại từ 200 - 300 nghìn đồng/lít, thu nhập bước đầu đạt khoảng 1.500.000 đồng/đàn/năm. Nhà tôi nuôi hơn 100 đàn ong sẽ cho thu khoảng 150 triệu đồng/năm. Con số này ước tính cao hơn khoảng 14% so với cách nuôi ong trước kia. Nuôi ong không nhất thiết phải có nhiều sức khỏe, vườn không cần rộng, vốn không cần nhiều, rất phù hợp với nông dân ở địa phương. Hơn nữa, nuôi ong chất lượng cao giúp chúng tôi có thêm kiến thức để thay đổi tập quán sản xuất từ chỗ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa”.
 
Thành công bước đầu của mô hình nuôi ong chất lượng cao đã trở thành cơ sở để nhân rộng mô hình ra các địa phương trong tỉnh; đồng thời, phù hợp với định hướng đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, góp phần thiết thực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Hoài Anh

Các tin khác
Làn thu phí tự động không dừng của trạm thu phí Long Phước trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh -Long Thành - Dầu Giây.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ thị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Khách chọn mua đào dịp tết tại vườn đào ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Qua một cái tết bận rộn, nhiều người trồng đào ở miền Tây giờ đã có thể đong đếm thành quả của mình có được từ bao ngày đầu tư, chăm sóc cho cây đào. Những vườn đào vừa làm đẹp cho ngày xuân vừa mang lại thu nhập tốt cho người trồng.

Người dân thôn 9, xã Hưng Khánh (Trấn Yên) kiểm tra giống tre măng Bát độ trước khi trồng.

YBĐT - Năm 2018, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng 500 ha tre măng Bát độ, trong đó xã Lương Thịnh phấn đấu trồng 100 ha, xã Hưng Khánh 50 ha, Hồng Ca 200 ha và Kiên Thành 150 ha.

Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra tiến độ công trình xây dựng cơ bản phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân.

YBĐT - Năm 2017, thị xã Nghĩa Lộ đã hoàn thành các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, cũng như 33/33 chỉ tiêu nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu nghị quyết, chất lượng hơn so với năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục