Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2018 | 8:09:15 AM

YBĐT - Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã huy động được các nguồn lực xã hội bổ sung nguồn tài chính tham gia bảo vệ rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống cho gần 2.500 hộ với số tiền trung bình 1,62 triệu đồng/năm.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn được quản lý, bảo vệ tốt hơn.
Thông qua chính sách chi trả DVMTR, rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn được quản lý, bảo vệ tốt hơn.

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), từ năm 2012 đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Đặc biệt, DVMTR đã góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống cho gần 2.500 hộ gia đình với số tiền trung bình 1,62 triệu đồng/năm. 

Thực hiện công tác chi trả DVMTR, huyện Văn Chấn đã thành lập Ban Chi trả tiền DVMTR cấp huyện do Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan thường trực. Để triển khai sâu rộng chính sách này tới các chủ rừng và nhân dân, Ban Chi trả DVMTR huyện Văn Chấn đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
 
Tính riêng năm 2017, huyện đã tổ chức 20 hội nghị tuyên truyền cấp xã cho hơn 2.500 lượt người với thành phần là các tổ đội tham gia bảo vệ rừng, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; phát hơn 1.000 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, 4.500 quyển tài liệu tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR... tại các thôn, bản.
 
Nội dung tuyên truyền tập trung vào nguyên tắc, hình thức chi trả DVMTR đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR; đối tượng được chi trả tiền DVMTR. Tuyên truyền về trách nhiệm của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân hiểu về diện tích rừng của từng bản, nhóm hộ được chi trả tiền DVMTR, đơn giá được chi trả của 1 ha rừng.

Trên cơ sơ diện tích lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng được tỉnh phê duyệt, Ban Chi trả DVMTR huyện đã phối hợp với UBND cấp xã, các chủ rừng rà soát, xác định được phạm vi, ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng và phân loại các chủ rừng có tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện, xây dựng bản đồ quản lý lưu vực đối với diện tích rừng do UBND đang giao khoán. Qua rà soát, năm 2017, toàn huyện đã có trên 20.534,93 ha rừng được chi trả phí DVMTR.
 
Trong đó, diện tích rừng đang giao khoán bảo vệ là 16.203,25 ha (gồm rừng tự nhiên 16.157 ha, rừng phòng hộ 45,8ha; diện tích rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý là 4.331 ha. Năm 2017, Ban Chi trả đã tiếp nhận 4,058 tỷ đồng chi trả cho chủ rừng và người nhận giao khoán bảo vệ; trong đó, chi trả cho người nhận giao khoán, bảo vệ là 3,188 tỷ đồng, chi trả cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng là hơn 870 triệu đồng.

Nói về hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: toàn huyện Văn Chấn có trên 70.116 ha đất có rừng, độ che phủ rừng đạt 55%. Tuy nhiên, thực tế thu nhập từ rừng còn thấp, nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa nên chưa thu hút được người dân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng. Do đó, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã huy động được các nguồn lực xã hội bổ sung nguồn tài chính tham gia bảo vệ rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng. 

DVMTR trên địa bàn huyện Văn Chấn đã góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống cho gần 2.500 hộ với số tiền trung bình 1,62 triệu đồng/năm. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cũng như năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, các tổ chức cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chi trả DVMTR ở Văn Chấn cũng gặp những khó khăn nhất định: địa hình phức tạp, diện tích cung ứng DVMTR nhỏ lẻ, phân tán, liên quan đến nhiều chủ rừng, nhất là diện tích rừng trồng nên việc chi trả tới các đối tượng được hưởng lợi DVMTR còn gặp nhiều khó khăn.
 
Đơn giá chi trả có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực đã ảnh hưởng tâm lý chủ rừng, người tham gia bảo vệ rừng và người thực hiện chính sách; đơn giá chi trả thấp nên dẫn đến một số chủ rừng có diện tích ít không đến nhận tiền chi trả trực tiếp; thiếu kinh phí, trang thiết bị, tài liệu phục vụ tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR...
 
Để khắc phục những hạn chế trên, Ban Chi trả DVMTR huyện Văn Chấn đề nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng báo cáo UBND tỉnh thực hiện cơ chế chi trả bình quân cho các chủ rừng, hoặc sử dụng nguồn quỹ dự phòng của quỹ tỉnh để khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn đơn giá chi trả giữa các lưu vực. Bố trí kinh phí hỗ trợ tuyên truyền, mua sắm các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cán bộ cơ sở trong việc thực thi chính sách.

Văn Thông

Các tin khác
Khách hàng đến đăng ký thông tin thêu bao di động tại điểm giao dịch của Mobifone khu vực phố Xã Đàn.

Trước câu hỏi liệu sau ngày mai (24/4), thuê bao di động chưa hoàn thành việc cập nhật, bổ sung thông tin theo quy định thì có bị cắt liên lạc hay không, chiều 23/4, Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Nhân viên Petrolimex đang bán xăng cho khách hàng.

Thông tin từ liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng E5 và xăng RON 95 sẽ giữ nguyên trong kỳ công bố giá cơ sở ngày hôm nay (23/4).

Để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng cập nhật thông tin thuê bao theo quy định của Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ, VinaPhone mở thêm các kênh tiếp nhận trực tuyến, sẵn sàng phục vụ khách hàng trên toàn quốc.

Người dân Yên Bái “giải cứu” nông sản cho nông dân huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

YBĐT - Từ nhiều ngày nay, trên địa bàn thành phố Yên Bái xuất hiện một vài điểm tập kết bán nông sản được treo băng rôn thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Đây chính là hoạt động "giải cứu” nông sản của Hội Nữ doanh nhân tỉnh giúp đỡ bà con huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục