Văn Chấn khó khăn trong công tác khôi phục đất sản xuất

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2018 | 10:40:15 AM

YênBái - YBĐT - Đến nay, toàn huyện Văn Chấn đã khôi phục được trên 314 ha diện tích lúa bị ngập và thiệt hại một phần, đồng thời hỗ trợ 4,2 tấn ngô giống các xã: Sơn Lương, Nậm Lành, Gia Hội, Tú Lệ, Sùng Đô, Nậm Mười để trồng đối với diện tích bị vùi lấp chưa thể cải tạo ngay.

Sau cơn lũ xảy ra hôm 20/7 vừa qua, hơn 2.400 mét vuông đất sản xuất nông nghiệp của gia đình bà Hà Thị Ướt ở thôn Hẻo, xã Sơn Lương đã bị đất, đá vùi lấp. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi toàn  bộ diện tích lúa, hoa màu và ao cá đã bị đất, đá san phẳng khó có thể phục hồi.

Cũng như bà Ướt, sau lũ hơn 2.000 m2 đất trồng lúa của bà Lò Thị Chính bị vùi sâu trong đất đá. Với hai lao động chính trong gia đình thì việc khôi phục, cải tạo toàn bộ diện tích này đối với bà là điều gần như không thể.

Sau lũ, xã Sơn Lương có 68,7ha/96,1ha đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó 7ha lúa, hoa màu mất trắng hoàn toàn, không thể khắc phục.

Bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, những cánh đồng màu mỡ của các xã: Sơn A, Sơn Lương, Sùng Đô, An Lương… trở nên tiêu điều, xơ xác. Sau lũ, toàn huyện Văn Chấn có 1.090 ha lúa, ngô, hoa màu bị thiệt hại, trong đó  490,7 ha lúa bị mất trắng, trên 184 ha không thể khắc phục.

Ngay sau lũ, huyện Văn Chấn đã thành lập 4 tổ chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng; hướng dẫn nhân dân cải tạo đồng ruộng, mong sao việc gieo trồng sớm trở lại. 

Trước mắt, Văn Chấn chỉ đạo đối với những diện tích không thể khắc phục chuyển sang trồng ngô và rau màu; những diện tích bị vùi lấp sâu không thể cải tạo sẽ vệ sinh, dọn dẹp đồng ruộng để trồng các loại rau màu, ngô, đợi khi bề mặt đất cứng sẽ tiếp tục cải tạo lại và nếu không cải tạo được sẽ chuyển sang trồng các loại cây khác. 

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, đến nay, toàn huyện Văn Chấn đã khôi phục được trên 314 ha diện tích lúa, đồng thời hỗ trợ 4,2 tấn ngô giống cho các xã: Sơn Lương, Nậm Lành, Gia Hội, Tú Lệ, Sùng Đô, Nậm Mười để trồng đối với diện tích bị vùi lấp chưa thể cải tạo trồng lúa ngay. 

Thiệt hại quá nặng nề, những cánh đồng đã lấp đầy đá sỏi nên công tác khắc phục cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Chắc chắn, người dân còn cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, sự chung tay của các tổ chức, cá nhân để họ sớm có nơi trồng cấy, yên tâm vươn lên sau thiên tai.

Văn Tuấn - Mạnh Cường

Các tin khác
Ban tổ chức thông tin về IREC 2018 tại buổi họp báo.

Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức buổi họp báo thông tin về Hội nghị bất động sản quốc tế IREC 2018 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

YBĐT - Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Miền Tây 21 – 02D tại thị xã Nghĩa Lộ đã đăng kiểm được 640 lượt xe, thu lệ phí đạt 180 triệu đồng; phí đường bộ đạt 1,5 tỷ đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Khe Táu - Lù A Dờ (thứ hai bên trái) cùng lãnh đạo xã Phong Dụ Thượng trao đổi với bà con người Mông trong thôn về kinh nghiệm canh tác lúa nước.

YBĐT - Anh Lù A Dờ - Bí thư Chi bộ thôn Khe Táu, Trưởng nhóm người Mông tự quản, người có uy tín trong cộng đồng người Mông mới 34 tuổi đã làm được nhiều điều ý nghĩa như vận động đồng bào Mông tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, không du canh du cư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc đang là thế mạnh kinh tế của huyện vùng cao Trạm Tấu.

YBĐT - Đảng bộ huyện Trạm Tấu vừa thống nhất điều chỉnh tăng 4 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, trong đó, có 4 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục