Những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/11/2018 | 11:00:45 AM

YBĐT - Toàn huyện có trên 5.300 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 

Một mô hình chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân huyện Yên Bình.
Một mô hình chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân huyện Yên Bình.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”. Thấm nhuần lời dạy đó, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Yên Bình đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Đến thăm khu chăn nuôi lợn nái, lợn thịt của anh Trần Đức Hải, thôn 4, xã Văn Lãng, chúng tôi không khỏi trầm trồ bởi sự quy mô, sắp xếp khoa học theo quy trình khép kín. Khởi nghiệp từ năm 2013 với 4 chuồng nuôi lợn thịt. 

Sau hơn một năm chăn nuôi, khi có kinh nghiệm và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, bằng cách "lấy ngắn nuôi dài", anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng đàn với việc xây thêm 4 chuồng nuôi lợn thịt và 25 chuồng nuôi lợn nái. 

Từ năm 2017, nhất là từ tháng 4/2018 đến nay, giá lợn hơi tăng cao, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay đã giúp anh Hải có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. 

Anh Hải cho biết: "Để chăn nuôi hiệu quả, tôi đặc biệt quan tâm 4 yếu tố: con giống tốt, thức ăn tốt, chú trọng phòng, chống dịch bệnh và chuồng trại chăn nuôi phải rộng rãi, sạch sẽ. Hiện, đàn lợn của tôi duy trì khoảng 150 lợn thịt và 25 lợn nái. Được chăm sóc theo quy trình khắt khe về tiêm phòng, phun khử trùng và nguồn thức ăn sạch để đạt chất lượng lợn giống tốt nhất, lợn thương phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, đàn lợn của tôi luôn tránh được dịch bệnh, thương lái và hộ chăn nuôi tin tưởng vào chất lượng lợn giống, lợn thương phẩm của gia đình”.

Còn với nông dân Nguyễn Quang Xuân - người đã gắn bó cả đời với đất bưởi Đại Minh thì cây làm giàu của gia đình ông chính là bưởi đặc sản của quê hương. 

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi trĩu quả, ông Xuân cho biết: "Là giống bưởi đặc sản nên hầu hết các hộ trong xã đều trồng bưởi. Khi nhận thấy nhu cầu thị trường, tôi đã mạnh dạn vay vốn mua thêm đất nhân rộng mô hình trồng bưởi. Từ vài cây bưởi ban đầu, đến nay, gia đình tôi có trên 200 gốc, có cây đã vài chục tuổi, thu nhập trung bình mỗi năm khoảng 250 triệu đồng. Nhờ cây bưởi mà tôi đã xây dựng được nhà khang trang, sạch đẹp”.

Cùng với ông Xuân, anh Hải, trên địa bàn huyện Yên Bình còn rất  nhiều gương nông dân vượt khó, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện hiện có trên 5.300 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 

Trong đó, số hộ có thu nhập ổn định hàng năm  từ 200 triệu đến 500 triệu đồng là trên 650 hộ; số hộ có thu nhập trên 500 triệu là 150 hộ. 

Nổi bật ông Nguyễn Xuân Chiến, xã Vĩnh Kiên với mô hình sản xuất gỗ ván ép cho thu nhập 500 triệu đồng/năm; ông Bàn Văn Bích với mô hình nuôi bò và trồng rừng cho thu nhập 300 triệu đồng/năm; ông Tạ Minh Duật, xã Tân Hương với mô hình sản xuất, chế biến chè cho thu nhập 500 triệu đồng/năm... 

Có được kết quả đó, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Yên Bình đã tích cực hỗ trợ giúp hội viên nông dân vốn vay, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đưa các loại cây con có năng suất, hiệu quả vào sản xuất. Đồng thời, khuyến khích nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao; chú trọng khâu kết nối thị trường, tạo đầu ra ổn định để nông dân yên tâm phát triển kinh tế.

Có thể thấy, mỗi nông dân Yên Bình đều chọn cho mình một cách riêng để làm giàu chính đáng, nhưng họ đều đã khẳng định được vai trò của mình trong nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp. Quan trọng hơn, họ chính là động lực để các hộ khác có thêm niềm tin, năng động vươn lên làm giàu, góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. 

Thanh Chi

Các tin khác

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương cho biết, Brazil vừa có thông báo gửi Việt Nam về việc rà soát hoàng hôn (sunset review - còn gọi là rà soát cuối kỳ) biện pháp chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.

Giết mổ đảm bảo vệ sinh là điều kiện bắt buộc để chứng nhận thịt mát.

Ngày 16/10/2018, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ký Quyết định ban hành Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) 12429:2018 về Thịt mát. Đây là một công cụ kỹ thuật và pháp luật quan trọng trong việc hình thành sản phẩm mới, đó là "thịt lợn mát”.

Dự án “Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp” trồng cây gáo vàng và nghệ đỏ làm dược liệu của Hờ A Sênh và Hờ A Chở ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên bước đầu phát huy hiệu quả.

YBĐT - Hội Doanh nhân trẻ (HDNT) tỉnh Yên Bái hiện có 69 hội viên hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng, xây lắp thủy lợi, ngân hàng, cơ khí... 


YBĐT - Tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực Nhà nước đạt 2.528 tỷ đồng/ Toàn tỉnh đã xảy ra 33 vụ cháy nổ/ Giải ngân 1,742 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước/ Văn Yên trên 40.000 ha quế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục