Mù Cang Chải: Sức trẻ bảo tồn nghề truyền thống

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 8:21:37 AM

YênBái - Là những người con của dân tộc Mông, 2 em học sinh Giàng Thị Chư và Giàng A Khánh, học sinh khối 12, Trường THPT Mù Cang Chải đã xây dựng và thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải".

Giàng Thị Chư giới thiệu mẫu họa tiết dệt thổ cẩm với du khách nước ngoài.
Giàng Thị Chư giới thiệu mẫu họa tiết dệt thổ cẩm với du khách nước ngoài.

Em Giàng Thị Chư chia sẻ: "Trước đây, mỗi người phụ nữ Mông từ trẻ đến già đều phải tự tay trải qua bao công đoạn để làm ra một bộ trang phục. Nhưng giờ đây, khi mà giao thoa văn hóa, phụ nữ Mông đặc biệt là những người trẻ dần lãng quên nghề dệt thổ cẩm của dân tộc thay vào đó là việc mua sẵn váy, áo. Nhiều người trẻ không biết dệt, thêu thùa thậm chí là tự ti với trang phục của dân tộc mình. Bởi vậy, Dự án của chúng em không chỉ hướng tới việc xây dựng bộ tài liệu về các công đoạn của nghề dệt thổ cẩm mà còn tuyên truyền, quảng bá, xây dựng ý thức, niềm tự hào dân tộc cho các bạn trẻ". 

Với ý nghĩa đó, Chư và Khánh đã tìm hiểu thông qua các kho tàng lịch sử của huyện, các già làng, trưởng bản, người có uy tín, các tư liệu trên Internet để xây dựng bộ tư liệu về nghề dệt thổ cẩm. Đây là nguồn tài liệu bổ ích giúp các em học sinh có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Ngoài ra, đôi bạn còn tích cực tuyên truyền tới các học sinh, nhân dân và du khách về nghề dệt thổ cẩm truyền thống. 

Dưới sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và Đoàn trường, 6 đợt tuyên truyền, phát tờ rơi về nét đẹp văn hóa dệt thổ cẩm được tổ chức đến đông đảo học sinh, khách du lịch, nhân dân. 

Đặc biệt, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm với 32 thành viên đã trở thành sân chơi lành mạnh cho học sinh trong trường. Tham gia CLB, ngoài việc cùng nhau trao đổi, tìm hiểu về nghề dệt, học sinh còn được trải nghiệm thực tế, học nghề dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, những người già có kinh nghiệm để từ đó, mỗi thành viên có thể tự tạo ra những sản phẩm phục vụ cho bản thân, gia đình, thậm chí là để bày bán, phục vụ khách du lịch.

Để những nét đặc sắc của nghề dệt thổ cẩm không những được giữ gìn, bảo tồn mà ngày càng phát triển trước những đổi thay của cuộc sống, đôi bạn Chư và Khánh còn mạnh dạn thực hiện một số giải pháp như: đa đạng các sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm, xây dựng cơ sở để giới thiệu sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng. 

Theo đó, các sản phẩm từ dệt thổ cẩm không chỉ còn ở trên trang phục mà còn được đưa lên khăn quàng, túi đeo điện thoại, móc chìa khóa, túi xách, vỏ gối để trở thành sản phẩm thương mại, trở thành món quà nhỏ cho du khách mỗi khi đến với Mù Cang Chải. Các sản phẩm thổ cẩm ấy đã được trưng bày và bán tại gian hàng trung tâm thị trấn, nhận được sự phản hồi tích cực của du khách trong và ngoài nước. 

Cùng với đó, 2 bạn còn thông qua mạng xã hội xây dựng fanpage Thổ cẩm Mù Cang Chải, nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đến đông đảo người dân. 

Kết thúc Dự án, đôi bạn trẻ đã xây dựng được một bộ tư liệu về nghề dệt thổ cẩm của người Mông; thực hiện được một số giải pháp nhằm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm; tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh trong CLB; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm đến đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước. 

Dù còn nhiều khó khăn và một chặng đường dài phía trước để thành công song Dự án là cái tâm của tuổi trẻ với mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc đang dần bị lãng quên.

H.A

Tags Mù Cang Chải Dệt thổ cẩm Dự án

Các tin khác
Nông dân xã Y Can chuẩn bị giống để tham gia trồng thay thế khoảng 1.000 ha quế. (Ảnh MQ)

Năm 2019, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.520 ha rừng các loại; trong đó, trồng 400 ha tre măng Bát độ, trồng thay thế 1.000 ha quế.

Người dân xã Khai Trung sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp.

Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân mới Kỷ Hợi, chúng tôi đến bình nguyên Khai Trung, huyện Lục Yên. Một không khí xuống đồng tất bật, khẩn trương của người Tày, người Dao đỏ nơi đây.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu (Ban QLRPH) được giao quản lý 49.304 ha, trong đó có 33.663 ha đất có rừng và hơn 10.000 ha đất chưa sử dụng để thực hiện phát triển rừng phòng hộ. 

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho sửa đổi giảm thuế suất thông thường của 25 nhóm mặt hàng khoáng sản, quặng và nhiên liệu khoáng từ 5% xuống 0%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục