Văn Chấn nâng cao chất lượng vùng nếp đặc sản Tú Lệ

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 1:55:46 PM

YênBái - Sau 3 năm phục tráng giống lúa nếp đặc sản lúa Tú Lệ, vụ mùa năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện sản xuất đại trà giống lúa nếp nguyên chủng Tú Lệ với diện tích 100 ha, bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt với năng suất bình quân đạt 42,5 tạ/ha.

Giống gạo nếp phục tráng cho hạt đều, mẩy và ít bị gãy.
Giống gạo nếp phục tráng cho hạt đều, mẩy và ít bị gãy.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đã xây dựng Đề án Quy hoạch, phát triển vùng đặc sản lúa Tú Lệ tại xã Tú Lệ (Văn Chấn) từ năm 2015. 

Giống nếp Tú Lệ là một loại giống thuần phù hợp với đặc điểm, thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng trên địa bàn. Do đó, người dân Tú Lệ luôn giữ lại giống sau mỗi vụ thu hoạch và duy trì việc làm này từ hàng trăm năm qua đến nay. 

Tuy nhiên, việc canh tác qua nhiều năm khiến độ đồng đều của giống giảm dần, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất của giống. 

Vì vậy, trước khi quy hoạch, phát triển vùng đặc sản lúa Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã xác định cần phải phục tráng giống. Từ năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Yên Bái đã tiến hành phục tráng nhằm tạo ra giống lúa nếp Tú Lệ nguyên chủng. 

Để tạo thành giống lúa nguyên chủng, các cán bộ Trung tâm đã dành 3 năm trực tiếp cùng nhân dân gieo cấy, đánh dấu rảnh mẹ rồi theo dõi sự sinh trưởng phát triển của nó; nếu cây yếu hoặc đột biến sẽ loại bỏ để chọn ra cá thể tốt ở lại rồi tiếp tục cấy thêm 2 vụ nữa nhằm tạo ra những cá thể trội và đồng đều. 

Sau phục tráng, vụ mùa năm 2017, Trung tâm tiến hành trồng 2 ha giống nguyên chủng nhằm cung cấp đủ giống cho nhân dân gieo trồng 100 ha theo Đề án. Giống sau khi thu hoạch được Trung tâm đưa về bảo quản, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật để tạo ra lượng giống tốt nhất cho nhân dân gieo cấy trong vụ tới.  

Vụ mùa năm 2018, xã Tú Lệ gieo cấy 100 ha giống lúa nếp Tú Lệ đã phục tráng tại 10/11 thôn bản với việc thành lập 23 tổ hợp tác liên kết sản xuất. Quy trình kỹ thuật từ gieo mạ, cấy lúa cho đến chăm sóc, thu hoạch đều dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. 

Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: "Diện tích lúa trà 1 bắt đầu cấy từ ngày 9-18/6/2018 với diện tích cấy là 61,1 ha cho năng suất đạt 45 tạ/ha. Diện tích trà 2 còn lại cấy từ ngày 19-26/6/2018, năng suất đạt 40 tạ/ha. Diện tích lúa ở trà 2 cho bông ngắn và ít bông hơn. Bên cạnh đó, một số diện tích gieo trồng còn bị nhiễm bệnh đạo ôn nên năng suất giảm so với trà 1". 

Tháng 7/2018, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, 36,4 ha lúa bị thiệt hại nên diện tích thu hoạch được chỉ còn lại 63,6 ha, năng suất bình quân đạt 42,5 tạ/ha, giá trị đạt trên 85 triệu/ha/vụ, sản lượng đạt 270,34 tấn. So với các giống lúa khác, loại nếp Tú Lệ này cho giá trị cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3 đến 4 lần. 

Ông Lò Văn Oa - người dân thôn Nà Loóng cho biết: "Vụ mùa vừa qua, gia đình tôi cấy gần 4.000 m2 lúa theo Đề án, thu về trên 1 tấn thóc, cao hơn năm ngoái khoảng hơn 1 tạ thóc. Khi thu hoạch thấy xuất hiện nhiều hạt thóc đen, tôi cũng thấy lo nhưng khi xát xong thấy hạt gạo đều tăm tắp, mẩy hơn, ít bị gãy; khi xôi lên thì thấy nở hơn, thơm, ngon và dẻo. Giống phục tráng đúng là khác hẳn".

Việc thực hiện Đề án đã cung cấp cho bà con nông dân những kiến thức khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, tăng năng suất, bảo vệ sinh thái đồng ruộng. Đồng thời, góp phần thay đổi nhận thức của người dân Tú Lệ từ sản xuất nhỏ, phân tán sang sản xuất theo quy mô tập trung, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương.

H.A

Tags Tú Lệ Đề án tái cơ cấu Văn Chấn Giống nếp phục tráng

Các tin khác
Người dân huyện Trạm Tấu nhận hỗ trợ nilon chống rét cho mạ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, huyện Trạm Tấu đã triển khai hiệu quả chương trình dự án được đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, đất sản xuất….

Cán bộ thú ý từ tỉnh đến cơ sở tích cực tham gia phun khử trùng dịch LMLM ở đàn gia súc.

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái, đến ngày 17/2/2019 có trên 50% số xã có gia súc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM) đã qua 21 ngày.

Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ.

Chiều nay, 19/2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một số chỉ đạo để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, "theo nguyên tắc thị trường, chứ không phải phi thị trường”.

Cơ quan chức năng tiêu hủy lợn sống nhập lậu từ biên giới vào Việt Nam để phòng lây nhiễm dịch bệnh ASF, bảo vệ đàn lợn trong nước.

Ngay khi phát hiện, Ngành Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục