Tiếp tục quản lý sử dụng tài sản công chặt chẽ, hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2019 | 9:27:39 AM

Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được thực hiện một cách chủ động, đồng bộ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, phổ biến, các nội dung mới của Luật.

Hội nghị đánh giá triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hội nghị đánh giá triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tại Hội nghị đánh giá triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh sau 1 năm triển khai thi hành, Luật đã tạo lập cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng quản lý chặt chẽ, sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công.

Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được thực hiện một cách chủ động, đồng bộ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, phổ biến, các nội dung mới của Luật. Đồng thời, thực hiện việc rà soát các văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với các quy định của Luật.

Tuy nhiên, ông La Văn Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản (Bộ Tài chính), cho biết việc triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế như một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với Luật như việc quản lý, khai thác quỹ nhà, đất do công ty quản lý kinh doanh nhà quản lý, việc chuyển đổi mô hình chợ, tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, một số loại tài sản kết cấu hạ tầng khác.

Theo ông La Văn Thịnh, nguyên nhân của khó khăn trên là do tài sản công ở nước ta có phạm vi rất rộng, do nhiều chủ thể khác nhau quản lý, sử dụng. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công theo hướng chặt chẽ, công khai, minh bạch; tuy nhiên, đối với một số tài sản công đặc thù cần có quy trình rà soát, chuyển đổi phù hợp.

Đáng chú ý, tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, mới có khoảng 50% Bộ, ngành, địa phương ban hành đã ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính cho biết, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện Nghị định quy định về việc thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Chính phủ ban hành trong tháng 5/2019.

Cùng với đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành do Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và nâng cấp Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài sản công để quản lý tất cả các tài sản công được quy định tại Luật; xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện các giao dịch về tài sản (như: bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản,...) đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, xử lý tài sản công.

Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Măng mai - sản phẩm thế mạnh của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai chương trình này với mục tiêu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền.

Đây là dự án nhận được nguồn vốn đầu tư của Nhà nước lớn nhất trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam được thực hiện bằng hình thức đầu tư công.

Đồng nhân dân tệ mất giá sẽ ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Ảnh minh họa)

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 khó có thể phục hồi và lạc quan nhất có thể chỉ tương đương năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục