Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng tới 28% trong 5 tháng

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/6/2019 | 10:24:31 AM

Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018...

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD.

Ngoài thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch xuất khẩu tăng 28% so với cùng kỳ, 5 thị trường còn lại là EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có kim ngạch xuất khẩu tăng khiêm tốn trong 5 tháng đầu năm 2019.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 202,02 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao là điện thoại và linh kiện tăng 109,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58,4%; hàng dệt may tăng 9,8%. 

Tiếp đến là thị trường EU đạt 17,3 tỷ USD, tăng 1,9%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,1%; giày dép tăng 7,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 3,2%. 

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, với kim ngạch đạt 13,4 tỷ USD, giảm 2,6%. Trong đó, thủy sản giảm 11,8%; điện thoại và linh kiện giảm 56,6%; gạo giảm 78,7%. 

Thị trường ASEAN xếp thứ tư với kim ngạch đạt 10,6 tỷ USD, tăng 5,2%, trong đó hàng dệt may tăng 31,6%; sắt thép tăng 19,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 12,8%. 

Thị trường xuất khẩu lớn thứ năm là Hàn Quốc với kim ngạch 7,9 tỷ USD, tăng 8,9%, trong đó hàng dệt may tăng 16,3%; điện thoại và linh kiện tăng 9,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 7,7%. 

Nhật Bản đạt 7,7 tỷ USD, tăng 4,4%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 32,7%; giày dép tăng 16,8%; hàng hệt may tăng 6,5%.

Như vậy, ngoài thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch xuất khẩu cao trong 5 tháng qua thì hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực còn lại của Việt Nam đều có kim ngạch giảm hoặc tăng rất thấp, trung bình từ 1,9% đến 8,9%.

Về nhập khẩu, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 101,28 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 82,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 27,8%; vải tăng 12,7%. 

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 11,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11%. 

Đứng thứ ba là thị trường ASEAN với kim ngạch nhập khẩu đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,3%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng đến 601%; sắt thép tăng 339,6%. 

Nhật Bản là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ tư với kim ngạch đạt 7,4 tỷ USD, tăng 0,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 380%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 7,8%; vải tăng 6,8%. 

Nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 5,8 tỷ USD, tăng 23,6%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 44,3%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 31,1%, bông tăng 17,3%. 

Nhâoj khẩu từ thị trường EU đạt 5,7 tỷ USD, tăng 8,2%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 396,3%; thức ăn gia súc tăng 91%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 5,2%.

Tính chung, cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng năm 2019 ước tính nhập siêu 548 triệu USD, trái ngược với cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,6 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,73 tỷ USD.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Việc thay đổi thói quen của người sử dụng, để khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt là một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng.

Bối cảnh 4.0 đòi hỏi các tổ chức ngân hàng - tài chính phải đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ, mô hình sáng tạo nhằm ngăn ngừa rủi ro an ninh mạng.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn hướng dẫn người nộp thuế.

Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn được hợp nhất từ Chi cục Thuế thị xã Nghĩa Lộ và Chi cục Thuế huyện Văn Chấn. Sau 5 tháng hợp nhất, Chi cục đã hoàn thành các nội dung, chương trình hợp nhất theo chỉ đạo của ngành, công tác tiếp nhận, trả kết quả tại hai địa bàn được hoạt động bình thường không ảnh hưởng đến người nộp thuế (NNT).

Khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Agribank Yên Bình.

Agribank Yên Bình không những làm tốt việc huy động vốn mà còn là điểm sáng khi nợ xấu ở đơn vị này chỉ chiếm 0,18% trên tổng dư nợ hơn 1.275,6 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (01/06/1989 – 01/06/2019), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục