Yên Bình có “Làng nông thuận thiên”

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/10/2019 | 8:57:10 AM

YênBái - Năm 2014, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình tham gia thực hiện thí điểm mô hình làng thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu “Làng nông thuận thiên”, khác với mô hình thông thường chỉ tiếp thu kiến thức phát triển kinh tế.....

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm đồi rừng thực hiện mô hình “Làng nông thuận thiên” của gia đình anh Trần Trung Kiên, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm đồi rừng thực hiện mô hình “Làng nông thuận thiên” của gia đình anh Trần Trung Kiên, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình.

Vợ chồng anh Trần Trung Kiên đều là người khuyết tật, trước đây hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi. Năm 2014, gia đình anh Kiên tham gia thực hiện Mô hình "Làng nông thuận thiên”.

Đây là mô hình nằm trong Chương trình Nghiên cứu biến đổi khí hậu nông nghiệp và an ninh lương thực Đông Nam Á (CCAFS-SEA) của Tổ chức Tư vấn quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp (CGIAR). Nhờ tham gia mô hình mà kinh tế gia đình anh Kiên ngày một khá giả. Năm 2017, gia đình anh đã được công nhận thoát nghèo.

 Anh Kiên chia sẻ: "Tham gia mô hình, tôi được tập huấn nhiều kiến thức chăn nuôi, trồng trọt như nuôi giun quế từ nguồn chất thải của trâu, bò từ đó làm thức ăn cho gà, tạo mùn cho đất và cũng là phân bón cho cây trồng. Tôi tận dụng cám cưa từ các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn và cám gạo để làm đệm lót sinh học trong nuôi gà, khử mùi hôi chất thải… Có kiến thức về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của gia đình tôi phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh”. 

Cũng như anh Kiên, hiện các hộ dân trong thôn Mạ cũng đã được tiếp thu kiến thức phát triển kinh tế gia đình gắn với bảo vệ môi trường sống. Nhiều hộ đã trồng sắn xen các băng cỏ trên đồi đốc, để vừa có cỏ cho chăn nuôi, vừa chống xói mòn… 

Để người dân có kiến thức, kỹ năng, tổ chức CGIAR còn đầu tư hệ thống loa truyền thanh và một thư viện cộng đồng với trên 200 đầu sách cùng một máy tính để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu những kỹ thuật về nông, lâm nghiệp cũng như kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi. 

Năm 2014, khi thực hiện mô hình, thôn Mạ có 200 hộ sinh sống, với 750 nhân khẩu, 50% là đồng bào dân tộc Cao Lan. Từ đặc điểm của địa phương, tổ chức CGIAR cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình để mô hình đạt hiệu quả cao. Trong đó, các thành viên là những người có uy tín trong thôn. 

Được chọn là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng thôn đã tích cực học hỏi kiến thức để truyền đạt lại cho người dân. Từ đó, người dân hiểu rõ Mô hình "Làng nông thuận thiên” là một giải pháp tổng hợp tất cả các kỹ thuật, như: nuôi giun quế, trồng cây trên đất dốc, trồng xen cây lâm nghiệp với các băng cỏ chống cháy rừng; trồng các giống cây chịu hạn; sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh... góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. 

Nhờ vậy, 5 năm thực hiện mô hình, người dân thôn Mạ đã biết cách trồng trọt, chăn nuôi, gắn với bảo vệ môi trường sống. Thực hiện mô hình này, nhiều gia đình thôn Mạ đã có kinh tế khá, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện toàn thôn đã giảm trên 45% hộ nghèo so với năm 2014.

Với cách tiếp cận mới, mô hình "Làng nông thuận thiên” đã tạo tiền đề cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, làm thay đổi các phương thức canh tác cũ theo lối mòn, lạc hậu bằng các phương thức canh tác thông minh, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. Mô hình được nhân rộng sẽ giúp người dân xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Minh Huyền 

Các tin khác

Tối 9/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái phối hợp Hội Nữ doanh nhân tỉnh khai mạc chương trình giao lưu xúc tiến thương mại, trưng bày gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, mô hình do nữ làm chủ.

Giá vàng đột ngột quay đầu tăng vọt qua ngưỡng kháng cự 1.500 USD/oz, khiến chênh lệch trong nước và thế giới thu hẹp còn 20.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng cùng lúc giá vàng thế giới tăng 12 USD/oz lên mức 1.505 USD/oz.

Anh Thào A Phổng ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt giới thiệu với lãnh đạo xã về mô hình vườn cây ăn quả mới.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Mù Cang Chải, những năm gần đây, đồng bào Mông tích cực đưa các loại cây trồng mới, có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có cây hồng giòn và cây lê Đài Loan.

Vụ mùa 2019, năng suất lúa huyện Yên Bình dự ước đạt 51,35 tạ/ha.

Với cây ngô trên ruộng 2 vụ lúa, huyện chỉ đạo 100% diện tích làm bầu, vào bầu trước khi thu hoạch lúa từ 3 - 5 ngày; bố trí 80 - 85% diện tích các giống ngô tẻ có thời gian sinh trưởng dưới 125 ngày, năng suất cao, ổn định đưa vào sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục