Bộ Công Thương: Thuế, phí ô tô chưa hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho chủ xe

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/10/2019 | 2:45:46 PM

Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu. Thuế, phí ô tô chưa hợp lý… đó là những gì Bộ Công Thương nêu ra khi nói về công nghiệp ô tô Việt Nam…

Theo Bộ Công Thương, các loại thuế, phí đối với sản phẩm ô tô chưa thực sự hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho đa số người dân sở hữu ô tô.

Trong báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội, Bộ Công Thương đã thông tin cụ thể về việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ...

Số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2017 là 258.733 chiếc, năm 2018 là 258.116; 6 tháng đầu năm 2019 là 131.089 (Số liệu tính cho loại hình sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, không bao gồm loại hình sản xuất, lắp ráp từ xe sát xi cơ sở hoặc xe mới khác đã được chứng nhận.

Hiện nay, trong nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm.

Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa.

Cụ thể, xe tải nhỏ đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 50%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 50% vượt chỉ tiêu so với quy hoạch).
 
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Đáng lưu ý theo Bộ Công Thương, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu.

Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 – 10%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...
 
Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

"Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi AFTA có hiệu lực”, Bộ Công Thương nhận định.

Chỉ ra nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô trì trệ, Bộ Công Thương cho rằng, do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô; Số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô quá nhiều so với quy mô thị trường.

Bên cạnh đó theo Bộ Công Thương, các loại thuế, phí đối với sản phẩm ô tô chưa thực sự hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho đa số người dân sở hữu ô tô.

Đồng thời, các chính sách liên quan đến ngành chậm ban hành so với các nước trong khu vực làm mất cơ hội thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách trong nước chưa ổn định và đồng bộ, do đó chưa tạo được bước đột phá cho việc phát triển ngành...

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Đại diện Tập đoàn Novaland nhận giải thưởng Doanh nghiệp Việt Nam Xuất sắc Châu Á 2019

Ngày 10-10, tại Lễ trao giải thưởng Kinh doanh xuất sắc Châu Á 2019 (Asia Pacific Entrepreneurship Awards - APEA) lần thứ 13, Tập đoàn Novaland vinh dự được xướng tên hạng mục Doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc Châu Á 2019.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Yên Bái vừa công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu 14 gói thầu thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Người dân lựa chọn sữa bột cho trẻ tại siêu thị.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố thêm danh sách 244 thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá trong năm 2019.

Đồng bào Dao  Văn Yên khai thác quế vỏ

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Yên có khoảng trên 40 nghìn ha quế, trung bình mỗi năm sản lượng khai thác đạt gần 10.000 tấn quế vỏ, 300 tấn tinh dầu, 65.000 m khối gỗ. Các sản phẩm quế, các mặt hàng mỹ nghệ, tinh dầu sản xuất từ cây quế đang mang lại thu nhập cao cho người trồng quế Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục