Thiết thực đồng hành, hiệu quả rõ nét

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/12/2019 | 8:07:23 AM

YênBái - Những năm qua, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bằng việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, bao tiêu sản phẩm cho các thành viên, các hộ dân đồng thời ký kết với Hãng Unilever Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chè đi thị trường thế giới.

Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.

Ông Đỗ Văn Lừng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn cho biết: "Đã kinh doanh là phải vay vốn, đặc biệt với đặc thù chè thành phẩm của chúng tôi xuất quanh năm, hàng tồn đọng lớn, có mặt hàng xuất năm nay nhưng có mặt hàng lại xuất năm sau. Vay vốn là phải tiếp cận các ngân hàng và phải có tài sản thế chấp, trong hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả và có lãi thì mới có thể phát triển”. 

Hiện nay, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận là khách hàng của Agribank huyện Văn Chấn và Chi nhánh Vietinbank Yên Bái. Những năm qua, đơn vị đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bằng việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, bao tiêu sản phẩm cho các thành viên, các hộ dân đồng thời ký kết với Hãng Unilever Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chè đi thị trường thế giới. Mỗi năm, HTX sản xuất và xuất khẩu khoảng 1.000 tấn chè đen thành phẩm, thị trường chủ yếu là Nga và Trung Đông. HTX duy trì vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP và bảo đảm chất lượng sản phẩm chè thành phẩm với một quy trình sản xuất nghiêm ngặt. 

"Hàng năm, chúng tôi vay ngân hàng khoảng 8 tỷ đồng, nhất là thời kỳ cao điểm vào vụ thu mua chè từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch cần một lượng vốn lớn” - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Đỗ Văn Lừng chia sẻ - "Khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm, đương nhiên lợi nhuận của chúng tôi sẽ tăng. Tôi nhớ có năm lãi suất tăng rất cao, chúng tôi làm chỉ đủ trả lãi”. 

Lợi nhuận tăng, HTX sẽ quay trở lại hỗ trợ người trồng chè được nhiều hơn. Thực tế hoạt động của đơn vị cho thấy, lợi nhuận được chia sẻ bởi quan điểm của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Đỗ Văn Lừng là đã tốn nhiều công sức gây dựng một vùng nguyên liệu tốt thì phải cố gắng duy trì và phát triển. Vì vậy, nếu không bảo đảm thu mua hết, thu mua kịp thời nguyên liệu cho các hộ dân thì họ sẽ nản, sẽ không tập trung chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc sẽ tìm hướng chuyển đổi cây trồng khác. Cơ chế hỗ trợ của đơn vị với các hộ dân vùng chè nguyên liệu là thu mua cao hơn giá thị trường vài trăm đồng một cân chè búp tươi và luôn thu mua hết. 

Trên cơ sở tính toán lợi nhuận cuối năm, đơn vị tiếp tục hỗ trợ thêm 300.000 đồng/ha chè nguyên liệu. Trong ba năm gần đây, HTX thực hiện hỗ trợ các hộ dân bằng cây giống để trồng mới và đến nay đã trồng mới thêm được 50 ha. 

Chú trọng quan tâm từ hoạt động sản xuất vùng nguyên liệu cho tới sản phẩm thành phẩm, HTX đặc biệt quan tâm và đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại như: máy sấy khô, máy vò, máy tách cẫng chè kỹ thuật số, máy tách màu... Điều này được đơn vị xác định hết sức rõ ràng và nỗ lực thực hiện bởi đã đến với thị trường quốc tế là phải liên tục đổi mới, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn. 

Xác định rõ hướng đi này, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận đã tập trung đầu tư máy móc hiện đại, vừa bảo đảm công nghệ mới vừa giảm nhân công lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất lại tăng năng suất lao động, tăng năng suất sản phẩm. Đơn vị đã có kế hoạch trong năm 2020 tiếp tục đầu tư với số vốn khoảng 2 tỷ đồng để đồng bộ trang thiết bị theo hướng hiện đại và tự động hóa nhằm bắt nhịp cuộc cách mạng 4.0. 

Nếu so sánh nguồn tiền đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX thì lượng vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao hơn so với đầu tư cho hệ thống trang thiết bị. Tuy nhiên, muốn ngày càng mở rộng quy mô sản xuất thì phải tiếp tục vay vốn, muốn vay thêm nguồn vốn từ các ngân hàng thì phải tăng thêm tài sản. 

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Đỗ Văn Lừng khẳng định: "Khi ngân hàng đồng hành với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh bằng việc thiết thực tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, về giảm lãi suất là chúng tôi có cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời lợi nhuận tăng để tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và quay vòng tái đầu tư sản xuất”. 

Nguyễn Thơm

Tags Thiết thực đồng hành hiệu quả rõ nét

Các tin khác
Các sản phẩm nông sản đặc sản địa phương được giới thiệu tại Tuần lễ Hàng nông sản tỉnh Yên Bái năm 2019 tổ chức tại Hà Nội.

Tỉnh sẽ tổ chức và hỗ trợ các đơn vị sản xuất tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các kế hoạch hỗ trợ cụ thể.

Người dân xã Phù Nham, huyện Văn Chấn trồng cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu bình quân mỗi năm phấn đấu giảm 5% hộ nghèo.

Giá thịt lợn đã chững và bắt đầu xu hướng giảm.

Giá thịt lợn giảm khoảng trung bìnhtừ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá thấp nhất là tại các tình miền Trung và Tây Nguyên từ 82.000 - 83.000 đồng/kg.

Sáng 28/12, tại thành phố Yên Bái, Viettel Yên Bái đã tổ chức Chương trình gặp mặt và tôn vinh kênh bán năm 2019 với sự tham gia của hàng trăm đại lý, nhân viên tư vấn, điểm bán thuộc hệ thống kênh phân phối của Viettel Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục