Yên Bái: Tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2020 | 9:19:29 AM

Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn tỉnh thời tiết ít mưa, nắng hạn kéo dài, báo hiệu mùa khô năm nay sẽ vô cùng gay gắt.

Các lực lượng tham gia diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Yên Bình.
Các lực lượng tham gia diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Yên Bình.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện toàn tỉnh có 461.532 ha đất có rừng; trong đó, rừng đặc dụng là 35.509 ha, rừng phòng hộ là 138.700 ha, rừng sản xuất là 287.322 ha, độ che phủ rừng đạt 63%. 

Vào mùa khô, việc đốt rừng làm nương rẫy và đốt bãi chăn thả gia súc của đồng bào vùng cao là tác nhân chính gây ra các vụ cháy rừng. 

Trong đó, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao tập trung tại các huyện phía Tây của tỉnh gồm: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Để hạn chế cháy rừng và thiệt hại cháy rừng, mùa khô năm 2018 - 2019, các địa phương đã kiện toàn ban chỉ đạo PCCCR từ tỉnh tới xã; củng cố lại mạng lưới dự báo, cảnh báo cháy rừng; các địa phương tiếp tục duy trì và củng cố 1.479 tổ xung kích chữa cháy rừng gồm trên 8.000 người với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên sẵn sàng tham gia chữa cháy; lực lượng kiểm lâm phối hợp với các địa phương tổ chức lồng ghép trên 100 hội nghị tuyên truyền về bảo vệ rừng, PCCCR; in ấn 610 quyển tài liệu tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp và 15.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền PCCCR cho các chủ rừng; kiểm lâm toàn tỉnh tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR tới 50.000 lượt người dân; hướng dẫn kỹ thuật đốt nương làm rẫy và tu sửa hệ thống đường ranh cản lửa tại các khu vực, vùng trọng điểm cháy rừng. 

Đặc biệt, các địa phương đã thực hiện việc quản lý diện tích nương rẫy, tổ chức "cưỡng chế” đốt nương vào ban ngày lúc thời tiết không có gió; đồng thời, cử người canh lửa để lửa không lan ra các khu rừng bên cạnh. 

Xây dựng và duy trì các công trình phòng cháy, trang thiết bị phương tiện, công cụ PCCCR, phát dọn và tu sửa gần 100 km đường băng cản lửa tại các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Văn Yên. 

Mặc dù công tác bảo vệ rừng, PCCCR được triển khai tích cực; tuy nhiên, thời tiết khô hanh cùng sự bất cẩn của người dân trong đốt nương nên mùa khô hanh 2018 - 2019 toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 55,89 ha rừng. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, mùa khô năm 2019  - 2020, hiện tượng khô hạn, nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt; do đó, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất cao. Để chủ động PCCCR, các địa phương cần sớm kiện toàn ban chỉ huy PCCCR các cấp; xác định các vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao để từ đó có phương án cụ thể sát thực tế địa phương; tập trung củng cố mạng lưới dự báo, cảnh báo cháy rừng; tiếp tục duy trì các tổ xung kích chữa cháy rừng ở các xã; rà soát, bố trí phương tiện vận chuyển thiết bị chữa cháy và lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm; chuẩn bị điều kiện vật chất và lực lượng tại chỗ để phát hiện sớm, tổ chức cứu chữa kịp thời. 

Ông Nguyễn Thái Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: "Để chủ động PCCCR mùa khô hanh năm nay, Chi cục chỉ đạo các hạt, trạm kiểm lâm cử cán bộ xuống các vùng trọng điểm thường xảy ra cháy rừng nhằm hướng dẫn các biện pháp PCCCR; cử cán bộ ứng trực 24/24 giờ, đặc biệt trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán. Lực lượng kiểm lâm cần phối hợp với chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp nhằm quản lý tốt việc đốt nương làm rẫy và việc sử dụng lửa dễ gây ra cháy rừng; đồng thời, đơn vị cũng phối hợp với lực lượng liên ngành thường xuyên phối hợp chính quyền cơ sở, hỗ trợ chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm đất rừng, chặt phá đốt rừng, khai thác rừng trái phép và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm”.

Văn Thông

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH Nghĩa Văn nạo vét kênh mương tại xã Hạnh Sơn.

Trước nguy cơ hạn hán, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa trong vụ đông xuân 2019 - 2020, huyện Văn Chấn đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nước tưới cho sản xuất, nhất là các xã khu vực cánh đồng Mường Lò.

Nông dân huyện Văn Yên gieo mạ vụ xuân.

Vụ xuân 2020, huyện Văn Yên gieo cấy 2.900 ha lúa nước.

Một công đoạn trong quy trình sản xuất quế “điếu thuốc” tại Đào Thịnh.

Thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”, xã Đào Thịnh (Trấn Yên) đã đăng ký sản phẩm quế “điếu thuốc” nhằm phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng giả để trục lợi, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục