80% đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ bị hủy, giãn vì Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2020 | 10:48:16 AM

Vì dịch Covid-19 nên khách mua hàng từ Mỹ và EU dừng mua hàng, hủy đơn hàng và giãn đơn hàng khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sụt giảm 80% đơn hàng.

Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang gặp khó vì dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang gặp khó vì dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Từ giữa tháng 3 cho tới nay, khách mua hàng từ thị trường Mỹ và châu Âu (EU) đã thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng và giãn đơn hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp này sụt giảm 80% đơn hàng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, 5 thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới trên 90% thị phần xuất khẩu có diễn biến phức tạp bởi dịch Covid-19, hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa khiến các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ Việt Nam liên tiếp nhận được các thông báo hủy đặt hàng, giãn đơn hàng trong thời gian gần đây.

Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ từ các hiệp hội gỗ địa phương và các DN chế biến gỗ, từ giữa tháng 3 cho tới nay đã có trên 80% các nhà mua hàng xuất sang thị trường Mỹ đã thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng. Tại thị trường EU, 81% DN cũng đã nhận được thông báo hủy đơn và và giãn đơn hàng.

Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%; trong khi đó, 96% DN có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ.

Trong khi các thị trường trọng điểm liên tiếp có các tín hiệu không lạc quan, để duy trì các đơn hàng còn lại, đơn hàng nhỏ lẻ, các DN còn phải đối mặt với việc giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10-20 USD/m3 gỗ nguyên liệu.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt DN chế biến gỗ tại Việt Nam sẽ phải ngưng hoạt động, hàng nghìn người lao động không có việc làm, khả năng nhiều DN bị phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Không chỉ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh với khách hàng khi đề nghị chậm giao hàng, chậm thanh toán, các DN ngành gỗ cũng cho biết, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự sinh tồn của DN lúc này là các hợp đồng tín dụng đến hạn vào khoảng tháng 4-6/2020 đang không biết trông vào đâu để trả nợ. Việc này cần phải giải quyết ngay, phải thỏa thuận với ngân hàng nếu không sẽ mất khả năng thanh toán.

(Theo VOV)

Các tin khác

Nhiều cửa hàng bánh mỳ, bún, phở phải dừng hoàn toàn hoạt động giao buôn song số bán lẻ tại tăng do nhu cầu ăn sáng hàng ngày của người dân.

Người dân xã Pá Lau nhận ngô giống hỗ trợ.

Xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu có trên 99% đồng bào Mông sinh sống. Xã đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang ruộng nước, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất....

Mô hình nuôi gà của ông Kiềng Kim Cương ở thôn Yên Thịnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền xã An Thịnh, huyện Văn Yên thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phát triển, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, coi đây là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Sau khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi của huyện Lục Yên trong năm 2019 và hơn 2 tháng đầu năm 2020, đến nay, các xã trên địa bàn huyện không phát sinh thêm ổ dịch mới hay tái bùng phát dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục