Chính sách phù hợp giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/4/2020 | 8:58:47 AM

Trong dịch bệnh cần có những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn.

Nếu có chính sách phù hợp sẽ giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản.
Nếu có chính sách phù hợp sẽ giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản.

Dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu đang là một thách thức với tất cả các nền kinh tế và dẫn tới nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng bằng 0, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ có những quốc gia tăng trưởng âm nếu dịch kéo dài hết năm nay. Là một nền kinh tế có độ mở lớn nhưng nội lực thấp, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn cả giai đoạn trong và sau dịch.

Ngoài những khó khăn có thể nhìn thấy trước mắt như hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải tạm đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội, hàng triệu người lao động sẽ phải tạm ngừng việc, không có thu nhập; tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, khó tìm được đầu ra bởi các thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cũng đang lao đao vì dịch bệnh sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có thể đứng trên bờ vực phá sản. 

Dự kiến doanh thu của các tập đoàn, Tổng công ty quý 1/2020 có thể giảm khoảng 27.376 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch.

Để ngăn chặn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành chức năng tìm ra những giải pháp tháo gỡ, như gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng dành cho khách hàng là doanh nghiệp, các đề xuất giảm thuế, giãn thuế, giảm giá điện hay việc giảm giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua cũng được coi là những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, những việc làm này vẫn thiếu tính thực tiễn. Mức giảm 10% giá điện không đủ để bù đắp chi phí đang chiếm tới 10% - 50% giá thành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp than phiền vì rất khó tiếp cận gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng. Dù được giảm giá xăng dầu nhưng nguy cơ ngành vận tải vẫn phải đối mặt với thua lỗ lớn...

Ví dụ như, những vướng mắc khi Bộ Tài chính không cho hồi tố với những doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bị áp trần lãi vay trong Nghị định 20/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Mặc dù bất cập trần lãi vay đã được Bộ Tài chính sửa đổi nâng từ 20% lên 30%, song không áp dụng hồi tố cho các năm tài chính 2017, 2018 khiến nhiều doanh nghiệp chịu thiệt thòi.

Trong suốt 5 năm qua, Chính phủ nỗ lực kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong dịch bệnh càng cần những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để khối doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực - Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 951/UBND-CN ngày 9/4/2020 về việc phối hợp triển khai sử dụng hệ thống theo dõi trực tuyến mức độ tiêu thụ điện của khách hàng thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 diễn ra vào sáng 10/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục