Trạm Tấu: Động lực phát triển kinh tế vùng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/10/2020 | 8:07:55 AM

YênBái - Trạm Tấu chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, công trình y tế, trường học... gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, diện mạo nông thôn huyện vùng cao Trạm Tấu có nhiều khởi sắc.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, diện mạo nông thôn huyện vùng cao Trạm Tấu có nhiều khởi sắc.

Những năm qua, Trạm Tấu tích cực, chủ động huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, huyện chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, công trình y tế, trường học... gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu Giàng A Thào cho biết: tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện giai đoạn 2015 - 2020 từ các nguồn vốn là trên 571 tỷ đồng; trong đó, huy động nhân dân đóng góp trên 25 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thành 418 công trình các loại. 

Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đảm bảo đi lại được 4 mùa trong năm; 12/12 xã, thị trấn với 34/57 thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, trên 80% số hộ được sử dụng điện quốc gia phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Cùng với hệ thống thủy lợi, nước sạch, các công trình hạ tầng khác được đầu tư đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Tuy nhiên, Trạm Tấu vẫn còn là huyện nghèo - nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện, nhất là hệ thống giao thông, tỷ lệ đường giao thông đến các thôn, bản được kiên cố hóa còn thấp. 

Các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt hàng năm gây ra, nên nhiều hạng mục công trình bị phá hủy và hư hỏng nghiêm trọng. 

Cùng đó, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất còn là nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho việc triển khai các dự án đầu tư, công tác bảo trì công trình sau đầu tư. Nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng tuy đã được Nhà nước quan tâm nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Các công trình phân tán theo địa bàn dân cư, nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thi công, quản lý thi công và giám sát thi công.

Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 

Bí thư Huyện ủy Giàng A Thào cho biết: để thực hiện được mục tiêu này, huyện tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ về huy động nguồn lực nhằm tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đi trước một bước, chỉ đạo sớm hoàn thành các công trình, dự án quan trọng có sức lan tỏa, tạo nền tảng, cơ hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương. Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch xây dựng đảm bảo tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Trong việc lập kế hoạch đầu tư và thực hiện chuẩn bị đầu tư cần tập trung ưu tiên các dự án trọng điểm, các công trình giao thông. 

Cùng đó, tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự tham gia đóng góp của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với công tác xây dựng nông thôn mới. Phát huy hiệu quả phong trào nhân dân tham gia xây dựng các công trình giao thông nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, phối hợp tham gia xây dựng công trình, giám sát công trình, tham gia quản lý để sử dụng có hiệu quả các công trình sau đầu tư. 

Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản và đưa vào sử dụng không những đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, giao thương thuận lợi, thu hút du khách đến với huyện, mà còn làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao. Đồng thời, là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện.
Hà Anh

Tags Trạm Tấu kinh tế vùng cao gà đen nếp 87 Hát Lừu nông thôn mới

Các tin khác

Là địa phương có lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là đá hoa trắng, Lục Yên đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp chế biến, khai thác đá, làm tranh đá phát triển.

Anh Đặng Văn Tân chia sẻ kinh nghiệm trồng cây sơn với người dân trong thôn.

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chàng trai người Dao Đặng Văn Tân đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sơn hiệu quả bậc nhất ở Văn Chấn.

Trong nhiệm kỳ qua, các dự án trọng điểm của tỉnh đảm bảo chất lượng và tiến độ theo đúng yêu cầu. Trọng ảnh: Thi công mặt đường đường dẫn vào công trình cầu Tuần Quán. (Ảnh: Đức Toàn)

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một trong số đó là đột phá về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông (HTGT).

ảnh minh họa

Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện Lục Yên đạt gần 15 nghìn ha, tổng sản lượng ước đạt trên 59.297 tấn, bằng 102,9% chỉ tiêu kế hoạch giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục