Agribank và các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/7/2021 | 2:29:06 PM

Các giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt được Agribank triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nhiều năm qua.

Thẻ và máy POS của Agribank
Thẻ và máy POS của Agribank

Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi đại dịch COVID-19 đã và đang có những diễn biến phức tạp, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt góp phần quan trọng vào tiến trình hạn chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Đẩy mạnh kênh giao dịch điện tử

Đẩy mạnh giao dịch qua ứng dụng Agribank Emobile Banking, Internet Banking, liên kết thanh toán qua ví điện tử, thanh toán qua POS, giao dịch qua ngân hàng tự động CDM, ATM, mở rộng đề án thẻ nông nghiệp nông thôn tại địa bàn nông nghiệp nông thôn... là các giải pháp quan trọng Agribank đang triển khai.

Tính đến cuối năm 2020, tổng số tài khoản thanh toán tại Agribank đạt trên 15,56 triệu tài khoản (tăng 14,7% so với năm 2019, cao hơn mức bình quân của toàn ngành khoảng 10 - 11%). Trong đó đặc biệt là dịch vụ mobile banking có trên 12,17 triệu khách hàng sử dụng (tăng 23,4%). 

Tỉ lệ khách hàng có tài khoản thanh toán sử dụng dịch vụ mobile banking đạt 78,2%. Số khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking đạt 255.000 khách hàng (tăng 11%) với hơn 1 triệu giao dịch chuyển khoản.

Đặc biệt, trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Agribank đã đồng loạt triển khai chương trình miễn phí chuyển tiền trong nước trên các kênh giao dịch điện tử, như miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Agribank áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại Agribank giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử và tại quầy của Agribank.

Phát triển dịch vụ thẻ ưu tiên thị trường nông thôn

Là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại thị trường nông nghiệp nông thôn. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và đại dịch COVID-19, dịch vụ thẻ Agribank tiếp tục phát triển mạnh mẽ, duy trì vị thế top 3 trên thị trường. 

Agribank tiếp tục được Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức thẻ trong nước, quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, là ngân hàng cập nhật nhanh xu thế công nghệ thanh toán hiện đại trong lĩnh vực thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, số hóa nền kinh tế và hoạt động ngân hàng.

Cùng với việc phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0 và ngân hàng số, các hình thức thanh toán điện tử như Agribank E Mobile Banking, Internet Banking, QR code, ví điện tử, Autobank... phát triển song hành cùng các kênh thanh toán ATM, POS vì tiềm năng thị trường và nhu cầu của khách hàng còn rất lớn.

Trên thực tế, thanh toán POS (đơn vị chấp nhận thẻ) là xu thế tất yếu của nền kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt, ngay cả khi các ngân hàng tiếp cận và triển khai các phương thức thanh toán mới như QR Code, Samsung Pay... thì vẫn cần dựa trên nền tảng mở rộng, phát triển đơn vị chấp nhận thẻ.

Năm 2020, Agribank phân bổ 6.000 POS, qua đó giúp chi nhánh thay thế toàn bộ POS cũ, và phục vụ đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu của chi nhánh về mở rộng thị trường và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.

Agribank được vinh danh giải Sao khuê 2020 cho phần mềm/hệ thống xuất sắc trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính năm 2020 với giải pháp Agribank Autobank (CDM); Đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn của Agribank được vinh danh và trao 1 trong 20 giải "Sáng kiến vì cộng đồng". 

Đến 31-12-2020, Agribank có 13,8 triệu thẻ đang hoạt động, trong năm 2020 trên 3,45 triệu thẻ được phát hành. Riêng đề án thẻ nông nghiệp nông thôn có 212.262 thẻ thấu chi được phát hành, 1.732 máy POS được lắp đặt.

Bên cạnh đó, Agribank triển khai mô hình ngân hàng tự động Autobank CDM một cách hiệu quả, nhằm giảm các giao dịch trực tiếp tại quầy, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

(Theo TTO)

Các tin khác

Theo đại diện từ phía FPT IS, hệ thống mới đặt mục tiêu năng lực 3-5 triệu lệnh/ngày.

Công trình xây dựng Hội trường và nhà làm việc Huyện ủy Trạm Tấu đã hoàn thành trên 60% khối lượng thi công.

Năm 2021, trên địa bàn huyện Trạm Tấu mưa nhiều, rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh Covid - 19 đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng các công trình. Tuy nhiên, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục mọi khó khăn, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.

Bến xe tại TP HCM vắng khách trước ngày giãn cách xã hội

Các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ loạt chính sách hỗ trợ về thuế, ngân hàng... trước ảnh hưởng của đợt dịch lần 4.

Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đóng gói sản phẩm đũa xuất khẩu.

Từ một ngành chiếm tỷ trọng thấp, đến nay, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) ở Văn Chấn được duy trì và phát triển; quy mô, số lượng và chất lượng đã không ngừng lớn mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục