Yên Bái: Chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/2/2022 | 1:56:33 PM

YênBái - Năm 2021 khép lại với bao khó khăn, song với những kết quả sản xuất nông nghiệp đạt được, đã trở thành bước đệm vững chắc cho nông nghiệp Yên Bái hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra năm 2022 và thực hiện thành công Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) bền vững, giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Yên Bình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Ảnh minh họa
Người dân Yên Bình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Ảnh minh họa

Chưa bao giờ người dân Yên Bái nói chung và nông dân nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như năm vừa qua. Dịch bệnh Covid-19 hoành hành làm ngừng trệ sản xuất và tưởng như "đứt” chuỗi cung cầu; giá cả vật tư đầu vào, đầu ra sản phẩm bấp bênh… 

Tuy nhiên, trong thách thức, nhà nông Yên Bái đã thích nghi một cách linh hoạt và vẫn làm nên những thắng lợi ngoạn mục. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 đạt 5,36%/kế hoạch 4,53%, đạt 118,3% kế hoạch năm và đạt 119% theo Nghị quyết 20-NQ/TU của Tỉnh ủy; cơ cấu tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 ước đạt 23,17%.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, đạt 101,8% kế hoạch; giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng tổng đàn gia súc chính vẫn đạt 762.582 con, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 29,30% so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 71.182 tấn/58.000 tấn, đạt 122,7% kế hoạch, tăng 31% so với cùng kỳ. 

Trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính đạt 53.771 tấn/47.600 tấn, đạt 113% kế hoạch, tăng 28,8% so với cùng kỳ. Chương trình XDNTM vẫn tạo ra sự lan tỏa rộng khắp và trong năm đã có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% kế hoạch; 13 xã/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 118,2% kế hoạch... 

Đạt được kết quả đó là do có sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh với một tinh thần quyết tâm cao, đổi mới từ tư duy đến hành động, áp dụng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chuyển từ sản xuất lấy lương thực sang sản xuất hàng hóa thị trường. 

Đặc biệt, những thắng lợi đó, còn có sự tác động không nhỏ và trở thành đòn bẩy từ việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm, thủy sản theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ năm 2021 là trên 46 tỷ đồng. 

Từ nguồn hỗ trợ, đã triển khai thực hiện 21 dự án liên kết chuỗi giá trị; trong đó, hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ, triển khai phát triển 1.028 cơ sở chăn nuôi có quy mô, với tổng vốn hỗ trợ trên 24 tỷ đồng; trồng rừng bền vững được 1.425 ha; thực hiện cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo 4.000 liều với tổng kinh phí trên 1 tỷ 570 triệu đồng.  

Có nhiều dự án đã tạo được sự đột phá như mô hình trồng khoai sọ tại huyện Trạm Tấu 10 ha, Mù Cang Chải 5 ha và Dự án "Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông của huyện Trấn Yên đã được triển khai theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”.

Theo đó, đồng bào Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải khi đưa cây khoai sọ vào sản xuất, khoai sinh trưởng, phát triển tốt trên đất đồi đạt năng suất 8,1 tấn/ha, trên đất ruộng một vụ đạt 9,6 tấn/ha. Với năng suất như vậy, giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, mỗi năm cho thu nhập từ 120 - 140 triệu đồng/ha và cây khoai sọ đã mở ra triển vọng là cây cứu cánh cho đời sống nhân dân ở vùng cao khí hậu khắc nghiệt. 

Một nét mới nữa đáng ghi nhận là, tỉnh đã làm rất tốt công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Cụ thể, tỉnh, ngành nông nghiệp, công thương thực hiện hỗ trợ 7 dự án xúc tiến thương mại và tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, thành lập các đoàn đi khảo sát, tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Cùng đó, xây dựng các gian hàng nông sản Yên Bái tham gia các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm… giới thiệu đến các nhà phân phối, người tiêu dùng trong, ngoài nước về tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm và các doanh nghiệp, hợp tác xã để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương. 

Ngành nông nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Chi nhánh Viettel, Bưu điện tỉnh Yên Bái… ký kết hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn của tỉnh lên sàn thương mại điện tử Voso.vn; Postmart.vn; Lazada... Cung cấp danh sách 94 doanh nghiệp, hợp tác xã với 146 sản phẩm nông sản (72 sản phẩm OCOP, 74 sản phẩm tiềm năng) lên sàn. 

Trong năm, đã giao dịch thành công gần 6.000 đơn hàng với giá trị hàng chục tỷ đồng. Chương trình OCOP dự kiến có 35 sản phẩm, nhưng với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hết năm 2021 đã có 59 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (47 sản phẩm 3 sao, 12 sản phẩm 4 sao), lũy kế có 140 sản phẩm OCOP. 

Hiện, toàn tỉnh có 579 hợp tác xã và 5.589 tổ hợp tác, 18 trang trại, 15 làng nghề, nghề truyền thống; hình thành rõ nét vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 3.000 ha, vùng ngô 15.000 ha, vùng chè 8.000 ha, sắn 15.000 ha, quế 50.000 ha, tre măng Bát độ 4.000 ha, vùng cây nguyên liệu 100.000 ha… Quan trọng hơn là, đã thay đổi nhận thức từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến mỗi người dân từ sản xuất lấy năng suất, sản lượng làm mục tiêu phấn đấu sang lấy giá trị kinh tế làm thước đo.  

Định hướng trong phát triển nông nghiệp năm 2022 và những năm tiếp theo là, thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn gắn với XDNTM hiện đại, bền vững. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là: nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Thanh Phúc

Tags Yên Bái xây dựng nông thôn mới sản phẩm nông lâm nghiệp thủy sản sinh thái

Các tin khác
Khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát hành điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng bay, người khai thác tàu bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không.

Ảnh minh họa.

Sáng nay, giá vàng trong nước tăng vọt trở lại, mức tăng cao nhất gần 550.000 đồng/lượng.

Đối với tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

Quế trở thành cây thoát nghèo ở Yên Bái. (Ảnh minh họa: Thanh Sơn - Đức Khải)

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc. Với diện tích hơn 150 nghìn ha, trồng cây quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đồng thời đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục