Nhập siêu 1,61 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4/2022

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/4/2022 | 8:25:53 AM

Trong kỳ 1 tháng 4/2022, xuất khẩu hàng hóa đạt 15,28 tỷ USD và nhập khẩu đạt 16,89 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại thâm hụt 1,61 tỷ USD…

Xuất nhập khẩu khởi sắc nhưng không thể chủ quan
Xuất nhập khẩu khởi sắc nhưng không thể chủ quan

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 4/2022 (từ ngày 01/4 đến ngày 15/4/2022), tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 32,17 tỷ USD, giảm 12,3% (tương ứng giảm gần 4,5 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2022. 

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 4/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4/2022 đạt 208,83 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 27,85 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 145,04 tỷ USD, tăng 14,2% (tương ứng tăng tới 18,03 tỷ USD).

Trong kỳ 1 tháng 4/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,61 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 144 triệu USD.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 4/2022, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 15,28 tỷ USD, giảm 20,9% (tương ứng giảm 4,04 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 3/2022.

Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu giảm, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,27 tỷ USD (tương ứng giảm 41,8%); điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,02 tỷ USD (tương ứng giảm 27,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 281 triệu USD (tương ứng giảm 14%).

Như vậy, tính đến hết 15/4/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 104,34 tỷ USD, tăng 14,4% tương ứng tăng 13,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: dệt may tăng 1,72 tỷ USD (tương ứng tăng 20,4%) tiếp tục là nhóm hàng tăng lớn nhất trong các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu.

Tiếp theo là điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,42 tỷ USD (tương ứng tăng 8,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,19 tỷ USD (tương ứng tăng 8,6%); máy móc thiết bị dung cụ và phụ tùng khác tăng 1,09 tỷ USD, (tương ứng tăng 10,3%).

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/4/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/4/2022 và cùng kỳ năm 2021. 

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 4/2022 đạt gần 11 tỷ USD, giảm 24,5% tương ứng giảm 3,56 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 3/2022.

Tính đến hết ngày 15/4/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 76,29 tỷ USD, tăng 11,7%, tương ứng tăng 8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,1% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Từ chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2022 đạt 16,89 tỷ USD, giảm 2,6% (tương ứng giảm 458 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 4/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 3/2022 chủ yếu ở một số nhóm hàng  sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 373 triệu USD (tương ứng giảm 8,8%); xăng dầu giảm 281 triệu USD (tương ứng giảm 36,3%); sắt thép các loại giảm 144 triệu USD (tương ứng giảm 23,5%).

Như vậy, tính đến hết 15/4/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 104,48 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 14,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,18 tỷ USD (tương ứng tăng 31,9%); xăng dầu các loại tăng 1,7 tỷ USD (tương ứng tăng 138,7%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,07 tỷ USD (tương ứng tăng 19,5%); than các loại tăng 1,05 tỷ USD (tương ứng tăng 114,2%).

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/4/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/4/2022 và cùng kỳ năm 2021. 

Trong kỳ này, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 11,14 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% (tương ứng tăng 43 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 3/2022.

Tính đến hết ngày 15/4/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 68,74 tỷ USD, tăng 17,1% (tương ứng tăng hơn 10 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 65,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ 15h chiều 21/4, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 660 đồng/lít, xăng RON 95 tăng thêm 680 đồng/lít, đánh dấu đà tăng trở lại của giá xăng sau 3 lần giảm liên tiếp.

Sau khi điều tra kỹ càng, Bộ Công Thương quyết áp thuế bán phá giá đối với vật liệu hàn Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm vật liệu hàn nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc lên đến 36,56%.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh cho rằng, DN cần nỗ lực xây dựng, phát triển thương hiệu hàng ngày, hàng giờ.

Theo chuyên gia thương hiệu Nguyễn Quốc Thịnh, để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp (DN) cần sự quan tâm và đầu tư nhất định. Xây dựng thương hiệu hoàn toàn không chỉ là việc thiết kế logo, tạo cái tên đẹp để đem đi quảng bá, giới thiệu.

Một mô hình nuôi ong cho thu nhập cao của hội viên nông dân huyện Yên Bình.

Đổi mới, nâng cao các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm… là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân (HND) huyện Yên Bình triển khai ở cơ sở, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục