Mù Cang Chải giảm nghèo thực chất

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/6/2022 | 7:38:18 AM

YênBái - Huyện phân công 35 cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ xã trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 82% hộ nghèo tại 14 xã, thị trấn trên địa bàn.

Huyện Mù Cang Chải quan tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng.
Huyện Mù Cang Chải quan tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng.

Là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, nên nhiều năm qua, Mù Cang Chải xác định việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị...

Năm 2022, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021 là 7,72%, tương đương giảm 1.024 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm sẽ là 49,08%. 

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo đa chiều, bền vững, các cơ quan, ban, ngành của huyện căn cứ nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các xã, thị trấn thực hiện các chính sách giảm nghèo và cải thiện chiều thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo. 

Các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế, nguyên nhân nghèo, nhu cầu của từng hộ để xây dựng phương án cụ thể, khả thi hỗ trợ các hộ nghèo thoát nghèo, trọng tâm là các bản trong lộ trình nông thôn mới. 

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy cho biết: huyện đặc biệt quan tâm đổi mới cách tiếp cận về GNBV, đặt hộ nghèo, người nghèo vào vị trí chủ thể của hoạt động giảm nghèo, lấy sự phát triển của người nghèo, hộ nghèo làm trung tâm trong các chương trình, dự án giảm nghèo. Cùng đó là nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động để khơi dậy khát vọng tự nguyện vươn lên thoát nghèo; loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của các hộ nghèo vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng...

Theo đó, huyện phân công 35 cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ xã trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 82% hộ nghèo tại 14 xã, thị trấn trên địa bàn. Tăng cường nguồn lực và nâng cao tính bền vững của hoạt động, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân thoát nghèo. 

Đồng thời, rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ nghèo; phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn huyện, từng xã, thị trấn, từng bản, nhất là đối với các bản phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 để phân nhóm và có chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nguồn lực từ các cộng đồng dân cư cho công tác giảm nghèo.
 
Ông Trương Đăng Hùng - Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Mù Cang Chải cho biết: Phòng đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các cơ sở dạy nghề và UBND các xã, thị trấn để tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo hiểm y tế...

Năm 2022, Phòng phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm 7,72% hộ nghèo; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt 20,2%; 1.200 lao động được tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 380 lao động trở lên, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 99%... 

Năm 2022, xã Chế Cu Nha phấn đấu giảm 51 hộ nghèo, bằng 7,58%, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm còn 51,23%. Đồng chí Hờ Thị Dê - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: để hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, xã đã xác định mục tiêu, biện pháp, giải pháp cụ thể giảm nghèo năm 2022; phân loại hộ nghèo theo nguyên nhân dẫn đến nghèo như: thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, lười lao động..., trên cơ sở đó, xác định biện pháp hỗ trợ phù hợp. 

Nâng cao ý thức tự thức thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo, nhân rộng phong trào "tự nguyện đăng ký thoát nghèo"; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực từ các chương trình, dự án nhất là các nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, đường điện, trường học, trạm y tế…

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gắn các hoạt động cho vay với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, việc làm... là những giải pháp đảm bảo Mù Cang Chải có kết quả giảm nghèo thực chất, bền vững.

Dự kiến tổng kinh phí triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu GNBV năm 2022 của huyện Mù Cang Chải là: 215.560 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương: 153.375,1 triệu đồng, chiếm 71,2%; vốn ngân sách địa phương 28.184,9 triệu đồng, chiếm 13,1%; vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (doanh số cho vay mới năm 2022 là 34 tỷ đồng), chiếm 15,8%.

Thành Trung

Tags Mù Cang Chải Chế Cu Nha giảm nghèo bền vững huyện nghèo đặc biệt khó khăn

Các tin khác
Các sản phẩm gạo do các doanh nghiêp của tỉnh An Giang chế biến, phân phối được bán trên sàn thương mại điện tử sanphamangiang.com.

Để chủ động tìm đầu ra cho nông sản, không ít địa phương đã sẵn sàng phương án tiêu thụ, nhất là liên kết doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc

Sáng 9/6, UBND tỉnh làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn lập Quy hoạch để đánh giá nội dung các chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giá thép trong nước tiếp tục giảm

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 300.000-310.000 đồng/tấn xuống còn 16,92-17,42 triệu đồng/tấn. Đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp của giá thép trong nước trong hơn 3 tuần qua.

Người dân xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ đưa vào chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự sản, tự tiêu, làm theo phong trào thì nay Trấn Yên hình thành và phát triển các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương với khối lượng lớn, giá trị cao. Việc phân vùng phát triển kinh tế gắn với phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực, sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục