Ngày mai (1/8), giá xăng có thể giảm lần thứ 4 liên tiếp

  • Cập nhật: Chủ nhật, 31/7/2022 | 9:30:44 AM

Giá xăng trong nước có thể giảm lần thứ 4 liên tiếp trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai (1/8).

Ngày 1/8, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/7 tiếp tục giảm so với kỳ trước.

Theo đó, xăng RON 92 là khoảng 108 USD/thùng, RON 95 ở mức 111 USD/thùng. Mức này giảm khoảng 4-5% so với kỳ điều chỉnh trước đó. Còn giá dầu có lúc giảm về mốc 123 USD một thùng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP Hồ Chí Minh cho biết, hai phiên gần đây giá thế giới tăng trở lại đầu tăng nhưng giá nhập bình quân cho chu kỳ này vẫn được tính là giảm so với trước đó.

Vị lãnh đạo này dự báo, trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai (1/8), giá xăng có thể giảm khoảng 250 - 500 đồng/lít; còn dầu diesel giảm khoảng 800 - 900 đồng/lít. Tuy nhiên nếu nhà điều hành trích quỹ BOG thì mức giảm giá có thể ít hơn, thậm chí là có thể giữ nguyên.

Trước đó trong 2 kỳ điều chỉnh 11/7 và 21/7, nhà điều hành thực hiện trích lập Quỹ BOG với xăng dầu ở mức rất cao. Đơn cử như kỳ 21/7, nhà điều hành đã thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 950 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel ở mức 550 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 950 đồng/kg.

Nếu dự báo trên trở thành hiện thực, giá xăng trong nước sẽ có lần điều chỉnh giảm lần thứ 4 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm.

Hiện giá bán xăng dầu trong nước ở thời điểm hiện tại:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 25.073 đồng/lít

- Xăng RON95-III: không cao hơn 26.070 đồng/lít

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 24.858 đồng/lít

- Dầu hỏa: không cao hơn 25.246 đồng/lít

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.548 đồng/kg.

(Theo VTV)

Các tin khác
Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm ngành trồng trọt được đánh giá là giải pháp hiệu quả. Ảnh: TTXVN

Trong tổng số 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sử dụng trong nước hàng năm, Việt Nam chỉ tự chủ được khoảng 13,1 triệu tấn (chiếm 37%), còn lại phải nhập khẩu. Thực tế này khiến chi phí thức ăn chăn nuôi đang chiếm từ 60 - 70% giá thành sản phẩm sau nhiều lần nguồn nguyên liệu tăng giá.

Lạm phát đang tác động mạnh đến các ngành sản xuất, xây dựng, kể cả đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ là vấn đề dai dẳng trong trung hạn và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Trong báo cáo mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận áp lực và khó khăn với nền kinh tế trong những tháng cuối năm ngày càng gia tăng, đặc biệt từ tình hình lạm phát trên toàn cầu.

Bảy tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu tăng 16,1% nhập khẩu tăng 13,6%.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Nghị quyết 18 về đất đai bảo đảm được hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất sẽ giúp giảm thiểu được lãng phí, tiêu cực; giảm tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến đất đai; đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả và bền vững hơn, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục