An Lương phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 1:54:24 PM

YênBái - Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2022/NĐ-CP (NQ 78) của Chính phủ về tín dụng chính sách (TDCS) đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (ĐTCSK), xã An Lương, huyện Văn Chấn đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm tăng, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ các chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ dân ở xã An Lương, huyện Văn Chấn có vốn để phát triển sản xuất và trồng quế.
Nhờ các chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ dân ở xã An Lương, huyện Văn Chấn có vốn để phát triển sản xuất và trồng quế.

Trước đây, gia đình anh Triệu Văn Tình ở thôn Tặng Chan có ít ruộng nên quanh năm thiếu đói, nhà cửa tạm bợ, tài sản chẳng có gì và cuộc sống hàng ngày chủ yếu dựa vào làm thuê. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình anh đã thực sự khởi sắc từ khi được tiếp cận nguồn vốn TDCS để phát triển kinh tế. Cụ thể, sau 2 lần vay được gần 100 triệu đồng, anh Tình tập trung đầu tư chăn nuôi trâu, dê, trồng quế. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay, gia đình anh có 5 con trâu, 10 con dê và 10 ha quế. 

" Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp gia đình tôi có vốn để tăng gia sản xuất, thu nhập ổn định. Hiện tại, gia đình tôi đã làm được ngôi nhà khang trang, mua xe máy, ti vi, tủ lạnh và nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền” - anh Tình chia sẻ. 

Là xã cách trung tâm huyện lỵ khoảng 40 km; địa hình toàn đồi núi dốc và An Lương có 888 hộ, 4.407 nhân khẩu với 3 dân tộc chính: Tày, Dao, Mông. Đời sống của nhân dân chủ yếu là chăn nuôi và trồng rừng; trong đó, chủ lực là cây quế.

Đồng chí Hoàng Văn Cội - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Năm 2003, NHCSXH bắt đầu triển khai các chương trình TDCS trên địa bàn. Theo đó, Đảng ủy, UBND xã xác định việc triển khai các chương trình cho vay TDCS đến các hộ nghèo và các ĐTCSK là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn. Do vậy, UBND xã đã phối hợp với Phòng Giao dịch NHCSXH huyện triển khai các chương trình TDCS và từ 2 chương trình cho vay năm 2003, đến nay, xã đã triển khai 8 chương trình TDCS với tổng dư nợ trên 31 tỷ đồng”.

Để triển khai có hiệu quả các chương trình TDCS, đồng chí chủ tịch UBND xã là người chịu trách nhiệm chung trong quá trình quản lý vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt, để người dân hiểu rõ về TDCS, xã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về TDCS với nhiều hình thức, nội dung phong phú như: phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, những quy định của ngân hàng về các chương trình TDCS. 

Tuyên truyền về các tấm gương điển hình sử dụng vốn TDCS hiệu quả vươn lên thoát nghèo, làm giàu; các mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả cao, giúp người dân có thể vận dụng vào thực tế. 

Hơn nữa, để đảm bảo nguồn vốn TDCS của Chính phủ đến được đúng đối tượng thụ hưởng, hàng tháng, lãnh đạo UBND xã, các ngành, đoàn thể, các trưởng thôn chủ động rà soát danh sách hộ thuộc đối tượng vay vốn để bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ, nêu kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời khi có vướng mắc phát sinh về vay vốn...  

Hiện, trên địa bàn xã An Lương có 4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch NHCSXH huyện và quản lý 14 tổ tiết kiệm và vay vốn với 534 hộ vay vốn. Đồng thời, từ năm 2003 đến nay, đã có 2.654 lượt hộ nghèo và ĐTCSK của xã An Lương được vay vốn TDCS với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng. 

Thông qua các chương trình tín dụng trọng tâm như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn… đều có mức tăng trưởng cao, dư nợ cho vay bình quân được nâng lên; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và toàn xã không có nợ quá hạn, nợ khoanh; các hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, chấp hành việc trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc đúng hạn. 

Đồng chí Hoàng Văn Cội khẳng định: Nhờ vay vốn từ NHCSXH, các hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều học sinh, sinh viên có điều kiện đi học, ra trường và trở về góp sức xây dựng quê hương. Các hộ nghèo có nhà dột nát được vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở mới, góp phần ổn định chỗ ở, yên tâm tăng gia, sản xuất. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã có hơn 2.300 ha quế đang phát triển; tổng đàn gia súc lên tới 7.210 con; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo sau rà soát năm 2021 theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020 giảm xuống còn  21,28%.

Văn Tuấn

Tags vốn vay ưu đãi An Lương Văn Chấn hộ nghèo

Các tin khác
Ba nhãn hiệu đối với gạo ST24 và ST25 do kỹ sư Hồ Quang Cua đăng ký tại Australia có hiệu lực ở nước này từ ngày 7/6/2021 đến 7/6/2031.

Ba nhãn hiệu của kỹ sư Hồ Quang Cua đối với gạo ST24 và ST25 vừa chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Australia.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Triệu Phú Lộc, thị xã Tân Uyên.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Australia, thủy sản tăng 49%, đạt 247,6 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,99% lên 135,4 triệu USD; bánh kẹo tăng 50% lên hơn 50 triệu USD.

Hiện toàn tỉnh có 2.892 DN đang hoạt động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương (Ảnh: Thành Trung)

9 tháng qua, cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 239 doanh nghiệp (DN), đạt 79,7% so với kế hoạch với tổng số vốn đăng ký trên 3.084 tỷ đồng.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10/2/2017 quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục