Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (02/7/1957 - 02/7/2022) và 65 năm Ngày thành lập huyện Mù Cang Chải (18/10/1957 - 18/10/2022)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng cao Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/10/2022 | 11:05:27 AM

YênBái - Trong 3 năm (2020 - 2022), Mù Cang Chải đã huy động được 3.169 tỷ đồng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, huyện đẩy mạnh phát triển du lịch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện Mù Cang Chải. Trong ảnh: Du khách thích thú tham gia trải nghiệm trên xe địa hình ATV.
Phát triển du lịch góp phần nâng cao tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện Mù Cang Chải. Trong ảnh: Du khách thích thú tham gia trải nghiệm trên xe địa hình ATV.

Để tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Mù Cang Chải đã tập trung huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng, hạ tầng đô thị, nông thôn mới, y tế, giáo dục. 

Theo đó, trong 3 năm (2020 - 2022), Mù Cang Chải đã huy động được 3.169 tỷ đồng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, huyện đẩy mạnh phát triển du lịch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 

Theo ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, địa phương đã tập trung quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. 

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức theo hướng đổi mới, độc đáo, tạo điểm nhấn đặc trưng. Một số sự kiện, sản phẩm dịch vụ đã trở thành thương hiệu hấp dẫn khách du lịch trong nước, quốc tế: du lịch mùa nước đổ gắn với Festival dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”; Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang và các hoạt động du lịch trải nghiệm khám phá văn hóa, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ... 

Đến nay, toàn huyện có 105 nhà nghỉ, homestay và 75 nhà hàng, quán ăn, đáp ứng nhu cầu phục vụ trên 3.000 lượt khách/ngày. Lượng du khách đến với huyện tăng mạnh qua các năm, trung bình đạt 100.000 lượt người/năm. 

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; thực hiện các hoạt động khuyến công, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm, thêu dệt thổ cẩm, gia công cơ khí. 

Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp, huyện thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, theo hướng hàng hóa. 

Đến nay, toàn huyện có 2 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sơn tra Mù Cang Chải, Gà xương đen Mù Cang Chải); 1 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Mật ong Mù Cang Chải, chứng nhận VietGAP; 7 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; 5 chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 đạt 547,5 tỷ đồng, tăng 149,3% so với năm 2015; bình quân hàng năm tăng 6,9%/năm. 

Với chủ trương, cách làm đúng hướng, cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Theo đó, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 36,0% năm 2015 xuống còn 28,5% năm 2021; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,3% lên 36,0% năm 2021; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng 32,7% lên 35,5% năm 2021. 

Đồng thời, trong nội ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng hình thành chuỗi liên kết, nâng cao giá trị gắn với bảo đảm môi trường và phát triển bền vững. 

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần đưa Mù Cang Chải giảm dần khoảng cách chênh lệch với các huyện trong tỉnh; nâng cao đời sống của người dân với thu nhập bình quân đầu người đạt 26,4 triệu đồng/năm năm 2021, tăng 1,98 lần so với năm 2015.

Những nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cơ sở, tiền đề để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện” vào năm 2025.

Hà Hùng

Tags Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cao Mù Cang Chải

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Erex Honna Hitoshi.

Nhà máy điện sinh khối sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha với tổng vốn đầu tư dự kiến từ 100 đến 120 triệu USD, dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Môi trường Nhật Bản.

Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 381/QĐ-TTg ngày 7/5/2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn.

Thời gian qua, Agribank huyện Văn Chấn và Hội Nông dân (HND) huyện đã có sự phối hợp tích cực, có trọng tâm trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, phát triển xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục